Những người trẻ khởi nghiệp bằng sản vật quê hương

(Baohatinh.vn) - Khởi nghiệp từ sản vật quê hương, nhiều thanh niên Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bước đầu gặt hái thành công, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2017, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Trần Thanh Chương (SN 1989, trú thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa) đã trở về địa phương và bắt đầu xây dựng mô hình trồng cam, trồng rừng và chăn nuôi.

bqbht_br_z5969612024781-e681a89e7c88ed8e7c853459af411f27.jpg
Năm 2023, anh Chương được hỗ trợ trồng cam bù hữu cơ. (Ảnh tư liệu)

Anh Chương nhớ lại: “Sau 2 năm học nghề cơ khí tại Đà Nẵng, năm 2009, tôi đã trở về quê để lập nghiệp bằng nhiều công việc như mở xưởng cơ khí, làm trang trại chăn nuôi hươu, bò… nhưng kết quả không mấy khả quan.

Năm 2014, tôi quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự. Chính môi trường quân ngũ đã rèn luyện cho tôi một ý chí kiên cường, luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Vì thế, sau khi xuất ngũ, tôi đã quyết tâm một lần nữa trở về quê hương khởi nghiệp”.

bqbht_br_z5987221673818-192b4d446345e41da0895063b8559cb0.jpg
bqbht_br_z5987221717420-40694a6a3573b4f09bf6e0fc97fe5c13.jpg
Hơn 1 ha cam bù hữu cơ của anh Chương đang phát triển tốt.

Bằng sức trẻ và ý chí lập thân, lập nghiệp, anh Chương quyết tâm phát triển kinh tế từ việc làm trang trại tổng hợp. Với sự giúp đỡ của gia đình cùng các nguồn vốn vay ưu đãi, anh đầu tư trồng 1 ha cam chanh, 2 ha rừng cao su, 4 ha keo và chăn nuôi thêm 5 con hươu, 5 con bò…

Đến năm 2023, được tiếp cận 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi do tổ chức đoàn quản lý, anh Chương đã đầu tư trồng hơn 400 cây cam bù trên diện tích hơn 1 ha theo phương pháp hữu cơ. Mong muốn phát triển mô hình nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường của anh còn được Tập đoàn Quế Lâm, Phòng NN&PTNT huyện đồng hành, hỗ trợ kỹ thuật và phân bón. Sau hơn 1 năm trồng, đến nay, cây cam bù đã phát triển tốt, hứa hẹn về những mùa bội thu.

bqbht_br_z5987221740240-36e8473650a5f6994e3051e7890ceb03.jpg
Ngoài cam bù, anh Chương còn trồng cam chanh mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, trang trại tổng hợp của anh Chương đang phát triển tốt và đã mang về doanh thu khoảng 400 triệu đồng mỗi năm. Nhờ đó, giúp anh ổn định kinh tế, tự tin làm giàu tại quê hương và đóng góp xây dựng NTM.

Thông qua hoạt động đoàn, thời gian qua, anh Bùi Trọng Quang (SN 1993, trú thôn 7, xã Sơn Giang) cũng đã được tiếp cận các phong trào thi đua của tuổi trẻ, đặc biệt là phong trào thanh niên lập nghiệp, góp sức xây dựng NTM. Vì thế, song song với công việc bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, anh Quang đã quyết định phát triển thêm nghề nuôi hươu sao để cải thiện kinh tế.

bqbht_br_z5987228682111-c27e18f7cd207eb0135213dd9ecab430.jpg
Anh Bùi Trọng Quang lựa chọn chăn nuôi hươu để phát triển kinh tế tại quê nhà.

Anh Quang cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi hươu từ hơn 20 năm nay nhưng quy mô nhỏ lẻ, vì thế, hiệu quả kinh tế không cao. Với mong muốn làm giàu, mong muốn thử sức mình, năm 2017, tôi quyết định vay hơn 100 triệu đồng, đầu tư thêm chuồng trại, mua thêm hươu giống để mở rộng mô hình. Ngoài ra, tận dụng diện tích vườn, tôi trồng thêm cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho hươu, đồng thời tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi”.

Hiện tại, đàn hươu của anh Quang đã có 15 con, trong đó có 5 con cho nhung, mỗi năm trừ chi phí anh đã có thêm nguồn thu gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, tận dụng lợi thế vườn đồi, anh còn nuôi thêm 10 đàn ong mật.

bqbht_br_z5987228663601-0a2158c50b4c7af25b16dc8b3149ac49.jpg
Anh Quang dự định sẽ tiếp tục mở rộng mô hình kinh tế nuôi hươu và ong.

“Cùng với dự định sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng mô hình, tôi cũng sẽ tích cực tham gia các hoạt động đoàn, phong trào thanh niên để chia sẻ cho các bạn đoàn viên về kinh nghiệm của bản thân trong quá trình phát triển kinh tế.

Hy vọng những kiến thức, kỹ năng mà tôi đã tích lũy được sẽ giúp các bạn trẻ có thêm động lực và định hướng để khởi nghiệp tại quê hương”, anh Quang chia sẻ.

bqbht_br_409108612-1889944251420502-871315425224442678-n.jpg
Các mô hình thanh niên lập nghiệp của tuổi trẻ Hương Sơn đều có sự đồng hành, hỗ trợ của tổ chức đoàn.

Được biết, từ năm 2020 đến nay, Huyện đoàn Hương Sơn đã ra mắt 53 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ với doanh thu mỗi năm từ 200 triệu đồng trở lên. Trong đó, phần lớn là các mô hình khởi nghiệp từ các sản vật của địa phương như: hươu sao, ong, dê, cam bù, cam chanh, trám đen… Cũng từ năm 2020 đến nay, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Huyện đoàn Hương Sơn đã hỗ trợ 12 mô hình kinh tế với tổng số vốn 565 triệu đồng từ các nguồn vốn ưu đãi do các tổ chức đoàn quản lý.

Ngoài ra, để khuyến khích thanh niên lập nghiệp tại quê hương, trên các trang mạng xã hội, Huyện đoàn Hương Sơn đã xây dựng chuyên mục “Cùng thanh niên Hương Sơn khởi nghiệp” nhằm lan tỏa hình ảnh, giới thiệu về các mô hình kinh tế thanh niên. Huyện đoàn cũng đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình, điển hình kinh tế có hiệu quả, giúp thanh niên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các thủ tục, phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi do tổ chức đoàn quản lý, ủy thác…

Để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Huyện đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ thanh niên ra mắt mô hình kinh tế… Qua các kênh thông tin, tổ chức đoàn cũng sẽ tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm thanh niên, phối hợp hỗ trợ chuyển đổi các mô hình kinh tế theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, chuyển đổi số...

Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ tổ chức các hoạt động biểu dương gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu để nhân rộng phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế từ các sản vật quê hương, góp phần xây dựng NTM

Bí thư Huyện đoàn Hương Sơn Nguyễn Văn Linh

Chủ đề Tuổi trẻ Hà Tĩnh

Đọc thêm

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.