(Baohatinh.vn) - Sau nhiều giờ nỗ lực dập lửa của lực lượng chức năng, đến 22 giờ 30 phút ngày 28/6, vụ cháy rừng ở xã Xuân Hồng, thị trấn Xuân An (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) mới được khống chế. Hiện lực lượng chức năng đang triển khai các biện pháp ngăn đám cháy bùng phát trở lại.
Trước đó, vào khoảng 13h chiều 28/6, tại khu vực rừng thông tiểu khu 92A thôn 7, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân) xảy ra một vụ cháy rừng lớn. Từ điểm phát cháy ban đầu, ngọn lửa sau đó lan rộng sang các khu rừng thuộc tổ dân phố 2, 3 thị trấn Xuân An. (Trong ảnh đám cháy rừng tại khu vực tổ dân phố 2 thị trấn Xuân An.)
.
Ngay sau khi nhân được tin báo cháy rừng, huyện Nghi Xuân đã huy động hơn 400 người gồm các lực lượng: Kiểm lâm, bộ đội (Ban CHQS huyện), Tiểu đoàn Đặc công D31 (Bộ Tư lệnh Quân khu 4), Công an huyện và nhân dân địa phương cùng các phương tiện tập trung dập lửa.
Do ngọn lửa quá lớn và gió thổi mạnh nên lực lượng tham gia chữa cháy phải di chuyển về phía Bắc để phát quang mở rộng đường băng cản lửa, ngăn chặn không cho đám cháy lan rộng.
Khoảng 17h chiều, chính quyền địa phương đã phải di dời một số hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Phạm Tiến Hưng: Đám cháy lan rộng, vượt qua đường băng cản lửa lực lượng chức năng vừa mới phát quang để ngăn đám cháy lan rộng. Đến cuối chiều, đã có khoảng 1.000 người thuộc các lực lượng Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân vừa tích cực tham gia chữa cháy vừa hỗ trợ 80 hộ dân tổ dân phố 1, thị trấn Xuân An di dời tài sản, tránh những thiệt hại về người và tài sản khi đám cháy lan rộng.
Đến 19h cùng ngày, vụ cháy ngày càng trở nên phức tạp, khó lường. Ngoài việc huy động các phương tiện trong tỉnh, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ thêm 5 phương tiện chữa cháy hiện đại giúp Hà Tĩnh ứng cứu. Bằng mọi giá, lực lượng chức năng làm hết sức để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Rất đông lực lượng chức năng được huy động. Trong đó, lực lượng PCCC Nghệ An đã điều động 3 xe cứu hỏa đến hiện trường hỗ trợ dập lửa
...để khống chế đám cháy
Có những thời điểm đám cháy đã áp sát nhà nhiều hộ dân ở tổ dân phố 1 thị trấn Xuân An, thậm chí nhiều nhà chỉ cách chừng 50m.
Sau nhiều giờ nỗ lực dập lửa của lực lượng chức năng, đến 22 giờ 30 phút cùng ngày, vụ cháy rừng ở xã Xuân Hồng mới được cơ bản khống chế.
Để chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, Hà Tĩnh đang tăng cường công tác quản lý, giám sát tàu cá, góp phần chống khai thác IUU, phát triển nghề cá bền vững.
Một con hươu ở trại Nhật Thuận (Hà Tĩnh) gây xôn xao khi sở hữu cặp nhung gần 4kg. Dù có người trả tới 450 triệu đồng mua con hươu, chủ trại vẫn kiên quyết từ chối bán.
Bước vào mùa nắng nóng, người dân Hà Tĩnh đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp chống nóng cho đàn vật nuôi, cây trồng nhằm đảm bảo năng suất và nguồn thu nhập cuối vụ.
Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái phong phú và bền vững là tiêu chí TP Hà Tĩnh đang hướng đến nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân vì thành phố xanh.
Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 tại Hà Tĩnh vẫn còn đạt thấp, tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Hà Tĩnh phát huy tiềm năng, mở rộng đối tượng nuôi trồng và thực hiện các giải pháp khác để sản xuất 4.677 ha ao, hồ nước ngọt cho sản lượng khoảng 7.600 tấn, giá trị 306 tỷ đồng.
Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Với tinh thần đại đoàn kết, thôn Đông Vịnh (xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh) đã về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2022 và đang tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí.
HTX Xuyên Sơn ở huyện Cẩm Xuyên đã ứng dụng nuôi cấy mô sản xuất cây giống và trại nuôi hươu giống để cung cấp “đầu vào” tốt nhất cho bà con nông dân Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.
Một số nông dân tùy tiện sử dụng giống lúa ngoài cơ cấu khiến bệnh đạo ôn phát sinh, lây lan và đang gây nguy cơ ảnh hưởng năng suất cuối vụ lúa xuân ở Hà Tĩnh.
Môi trường là tiêu chí cốt lõi trong xây dựng NTM. Để hoàn thiện và củng cố tiêu chí này, Hà Tĩnh đã thực hiện các giải pháp, từ phát huy trách nhiệm cộng đồng đến xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN trong xử lý nước thải, chất thải.
Những chuyến mực tươi ngon cùng nhiều loại hải sản có giá trị khác cập Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Thạch Hà) đã tạo thêm nguồn cung dồi dào cho thị trường Hà Tĩnh.
Hơn 150 đại biểu được trang bị các kiến thức về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Từ đầu năm đến nay, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Hội LHPN tỉnh tổ chức 12 lớp tập huấn xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu cho 1.511 hộ dân.
Sau nhiều năm trồng hoa màu kém hiệu quả, chị Tống Thị Nhung (xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) chuyển sang trồng ổi Đài Loan, mỗi năm thu nhập hơn 600 triệu đồng.
Mô hình trình diễn nuôi xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính trong ao lót bạt tại phường Đồng Môn, TP Hà Tĩnh góp phần hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mùa nắng nóng cận kề, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng ở Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị phương án, lực lượng, phương tiện, hậu cần để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó nếu không may xảy ra cháy rừng.
Hơn 34.500ha rừng tại Hà Tĩnh đã được cấp chứng chỉ FSC về quản lý bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng chuỗi giá trị gỗ rừng trồng hiệu quả, minh bạch.
Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Thời tiết nồm ẩm, sương mù dày đặc xen kẽ các ngày nắng cùng với nguồn bệnh có sẵn trên đồng ruộng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân ở Hà Tĩnh.