Nữ “bếp trưởng” phục vụ hơn 250.000 suất ăn tại khu cách ly cổng B

(Baohatinh.vn) - Sáng 12/4, trong không khí chia tay đầy xúc động giữa các công dân với các lực lượng y bác sỹ, bộ đội, công an... sau hơn 20 ngày thực hiện cách ly y tế tại khu cách ly cổng B, xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh), có một người lặng lẽ “tự thưởng” cho mình niềm vui hoàn thành nhiệm vụ.

Đó là thượng úy Trịnh Thị Hà - cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Sơn được giao nhiệm vụ bếp trưởng tại khu cách ly cổng B.

Nữ “bếp trưởng” phục vụ hơn 250.000 suất ăn tại khu cách ly cổng B

Thượng úy Trịnh Thị Hà - cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Sơn phụ trách công tác hậu cần, được các công dân khu cách ly cổng B dành nhiều lời khen ngợi vì sự phục vụ tận tình, trách nhiệm

Hàng ngày, để đảm bảo “cơm ngon, canh ngọt” cho 383 công dân và các lực lượng phục vụ, từ 4h sáng, bếp trưởng Trịnh Thị Hà cùng anh em phục vụ tại đây đã dậy để bắt đầu công việc. Ăn trưa xong, anh em chỉ kịp nghỉ ngơi một lát rồi chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Muộn nhất 15h là phải có cơm, để 16h30 đến 17h là chuyển cơm sang khu vực cách ly.

Thượng úy Trịnh Thị Hà cho biết, là cán bộ phụ trách bếp ăn tại đơn vị, hàng ngày chỉ phục vụ 10-20 suất ăn, hôm nào có hội họp cũng chỉ trên dưới 100 suất. Vì vậy, khi nhận nhiệm vụ phục vụ gần 400 suất ăn/bữa, lại trong điều kiện bếp núc, cơ sở vật chất chưa ổn định, cách xa chợ..., tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, với tinh thần, trách nhiệm của một người lính chúng tôi đã từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần phục vụ tốt công tác cách ly, ổn định tình hình.

Nữ “bếp trưởng” phục vụ hơn 250.000 suất ăn tại khu cách ly cổng B

Thượng úy Trịnh Thị Hà tiếp nhận các loại thực phẩm, rau củ quả do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hỗ trợ, phục vụ bữa ăn

“Tham gia công tác hậu cần “bếp núc” hàng ngày còn có lực lượng tình nguyện viên. Tuy nhiên, về định lượng, khẩu phần, các món ăn như thế nào thì “bếp trưởng” phải là người đạo diễn, chịu trách nhiệm. Để kịp có cơm giao vào lúc 10h30 thì khoảng 8h30 là phải có một mẻ nguyên liệu để tiến hành xào nấu. Mỗi loại thức ăn thường chia làm 5 đến 8 mẻ, mỗi bữa ăn phải nấu thành 3 đợt, đặc biệt, thức ăn giữa các bữa ăn trong ngày được chúng tôi cố gắng thay đổi liên tục” – Thượng úy Hà cho biết.

“Không chỉ ngày 3 bữa cơm ngon, thức ăn đầy đủ và thay đổi liên tục, chúng tôi còn được phục vụ những món riêng vào ngày lễ ăn chay của mình. Chúng tôi thực sự rất cảm ơn những người đầu bếp ở đây đã tận tình “chiều” theo nguyện vọng của mình” – chị Phạm Thị Lan – một giáo dân đã cách ly tại đây bày tỏ.

Với nhiệm vụ bếp trưởng, Thượng úy Trịnh Thị Hà cùng đội ngũ cán bộ, tình nguyện viên phục vụ hậu cần đã đảm bảo hơn 250.000 suất ăn an toàn. Mặc dù áp lực công việc rất lớn nhưng hàng ngày, thượng úy Hà luôn vui vẻ, nhiệt tình, truyền cảm hứng cho những người xung quanh cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nữ “bếp trưởng” phục vụ hơn 250.000 suất ăn tại khu cách ly cổng B

Những phần cơm đảm bảo chất lượng, an toàn

Nữ “bếp trưởng” phục vụ hơn 250.000 suất ăn tại khu cách ly cổng B

... được chuẩn bị cho công dân thực hiện cách ly tại cổng B.

Được biết, thượng úy Trịnh Thị Hà có chồng cùng làm trong đơn vị Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Sơn. Trong đợt chống dịch covid này, mặc dù được đơn vị tạo điều kiện cho nghỉ 1 người nhưng thượng úy Hà vẫn xung phong nhận nhiệm vụ, gửi 2 con nhỏ về quê nhờ ông bà trông giữ.

“Những đóng góp của bếp trưởng - Thượng úy Trịnh Thị Hà trong việc đảm bảo bữa ăn ngon, an toàn cho các công dân và lực lượng phục vụ tại khu cách ly cổng B đã góp phần rất lớn vào kết quả chung của công tác chống dịch của đơn vị, địa phương” – Thượng tá Phạm Quốc Đạt, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Sơn khẳng định.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.