(Baohatinh.vn) - Cựu chiến binh mà chúng tôi nhắc đến là Đại tá Nguyễn Quang Kỷ (SN 1950), trú xã An Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), người đang hằng ngày góp phần bảo tồn văn hóa làng xã.

Hướng tới kỷ niệm 75 năm thành lập QĐND Việt Nam và 30 năm ngày hội QPTD 22/12

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Cựu chiến binh mà chúng tôi nhắc đến là Đại tá Nguyễn Quang Kỷ (SN 1950), trú xã An Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), người đang hằng ngày góp phần bảo tồn văn hóa làng xã.

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Đại tá Nguyễn Quang Kỷ xem lại những hiện vật đời thường được sưu tầm trong Bảo tàng truyền thống Hoa Cương.

Là một người lính cụ Hồ, khi còn tại ngũ, nhất là hơn 10 năm làm Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu I, đóng tại Thái Nguyên, Đại tá Nguyễn Quang Kỷ đã thấm sâu hơn giá trị, sức mạnh của truyền thống. Thế nên, ông luôn đau đáu một nỗi niềm, khi hồi hương sẽ góp sức khôi phục văn hoá truyền thống, làng xã, kể cả văn hoá tâm linh.

Đến năm 2009, Đại tá Nguyễn Quang Kỷ rời quân ngũ, trở về An Lộc, đúng lúc này quê hương ông bắt đầu công cuộc xây dựng nông thôn mới. Với những gì tích góp được trong quân ngũ, ông Kỷ đã trực tiếp tư vấn, đóng góp ý kiến cho địa phương, nơi mà ông còn nặng nợ, để phong trào ngày càng tốt lên.

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Những kỷ vật gắn với cuộc đời người lính bộ đội cụ Hồ được ông Kỷ và người em trai sưu tầm đặt trang trọng trong Bảo tàng truyền thống Hoa Cương.

Bên cạnh đó, ông còn vận động vợ, con xây dựng vườn mẫu, hiến đất để người em trai của mình xây dựng thư viện cho trẻ em và người dân trong xã có nơi đọc sách, giao lưu văn hóa.

Làm nhiều việc giúp làng xã, thế nhưng, việc ông đại tá vẫn đau đáu hằng ngày là chiến tranh đã tàn phá hầu hết các công trình văn hoá của làng xã.

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Lăng mộ Thành Hoàng làng - Quận công, danh nhân Nguyễn Quang Nhã, công trình được ông Kỷ dốc nhiều tâm sức, cùng người dân, chính quyền địa phương xây dựng

Tại quê hương của ông, có di tích Lăng mộ Thành Hoàng làng - Quận công, danh nhân Nguyễn Quang Nhã (Triều Lê Trung Hưng), đã bị xuống cấp theo thời gian. Thế nên, đại tá Nguyễn Quang Kỷ đã cùng một số người dân vận động được gần 1 tỷ đồng, bản thân ông đóng góp gần 200 ngày công lao động, đứng ra giám sát xây dựng, khôi phục di tích Lăng mộ Thành Hoàng làng - Quận công, danh nhân Nguyễn Quang Nhã.

Sau nhiều tháng dày công của đại tá Kỷ và những người dân, một lăng mộ Quận công uy nghi được xây dựng tại thôn Thống Nhất, xã An Lộc, huyện Lộc Hà. Đến năm 2011, lăng mộ Quận công đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh.

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Bảo tàng truyền thống Hoa Cương, công trình ông Kỷ và người em trai đang dày công xây dựng

Tiếp đến, ông cùng em trai là Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương, ngược xuôi sưu tầm hiện vật, tạo lập bảo tàng truyền thống mang tên Hoa Cương, cho quê hương, đất nước.

Hiện nay, bảo tàng tư nhân mang tên Hoa Cương, sắp được hoàn thiện. Nay mai khánh thành, sẽ là bảo tàng tư nhân đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh.

Tròn 10 năm trở về quê hương với bao duyên nợ, ông đã tự nguyện bỏ ra hơn 1.000 ngày công, cùng với tâm trí để xây dựng, tôn tạo những công trình văn hoá có tầm làng xã, đến cấp tỉnh, cấp quốc gia. Đó là những việc làm ý nghĩa giữa cuộc sống đời thường của người cựu binh.

Nói về cựu binh Nguyễn Quang Kỷ, ông Đặng Hồng Thuẩn - Chủ tịch UBND xã An Lộc cho biết: “Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Quang Kỷ, là một bậc cao niên, cao trọng. Có tâm, đức trí, chí khí tràn đầy, hiếm có và cũng rất hiếm gặp. Ông Kỷ đã rất nhiều lần được xã, huyện khen thưởng về những đóng góp to lớn cho quê hương. Với chúng tôi, ông Đại tá đã để lại một tấm gương về việc nước, việc nhà, việc làng cho người dân vùng quê nghèo chúng tôi”.

  • Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã
    Ký ức của cựu binh Hà Tĩnh về Tết Độc lập năm 1969

    50 năm đã trôi qua, nhưng cái Tết Độc lập trong lo âu bởi tin không tốt về sức khỏe của Bác Hồ vẫn in hằn trong ký ức của những người lính Hà Tĩnh từng tham gia trận mạc năm 1969…

  • Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã
    Người cựu binh “ngược xuôi” xoa dịu nỗi đau da cam

    Chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau vẫn còn âm ỉ. Có lẽ, không có sự xoa dịu nào ấm áp bằng tình cảm giữa những đồng đội dành cho nhau. Chính vì thế, nhiều năm nay, ông Trần Quốc Dinh - Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin huyện Can Lộc luôn nỗ lực chia sẻ với những nạn nhân trên địa bàn.

  • Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã
    Người lính già đi đầu xây vườn đẹp, xóm khang trang

    Rời quân ngũ về quê năm 1997 với quân hàm thiếu tá, mức lương hưu đủ cho hai vợ chồng sinh sống, cựu binh Nguyễn Văn Nhàn (SN 1949, ở thôn Hợp Lý, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) vẫn hăng hái đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, nhất là làm vườn mẫu, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Anh Tấn


Anh Tấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Thời tiết

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]