Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

(Baohatinh.vn) - Sau khi giành giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cô trò Trường THPT Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang nỗ lực chuẩn bị đưa văn hóa dân tộc Chứt ra Thủ đô với đề tài "Học sinh THPT Phúc Trạch với việc bảo tồn và phát triển dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh".

Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

Đề tài "Học sinh THPT Phúc Trạch với việc bảo tồn và phát triển dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh" giành giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và được lựa chọn tham dự cuộc thi cấp quốc gia tại Hà Nội vào tháng 3/2019

Em Nguyễn Thị Lê Na, lớp 12A1 Trường THPT Phúc Trạch (Hương Khê) cho biết: “Qua những chuyến công tác hè tình nguyện ở bản Rào Tre, trực tiếp giúp đỡ, tiếp xúc với người dân nơi đây, chúng em thấy rằng nhiều nét bản sắc văn hóa đang dần bị mai một, lãng quên. Dân tộc Chứt đang tồn tại ở Hà Tĩnh nhưng thực tế khi được hỏi, rất nhiều người vẫn không biết về dân tộc này. Ý tưởng giới thiệu với cộng đồng trong và ngoài tỉnh về dân tộc Chứt trên các phương diện đã được hình thành từ đó“.

Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo Lê Thị Thu Trang - giáo viên môn Giáo dục công dân, đề tài của Lê Na và Anh Tuấn, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Phúc Trạch bắt đầu được khởi động từ tháng 6/2018. Những ngày hè, cô trò lại miệt mài trên cung đường vào bản để sưu tầm các vật dụng phục vụ sinh hoạt đời thường và trong đời sống văn hóa tinh thần của bà con.

Làm quen với nếp sinh hoạt của người dân và qua dòng hoài niệm của họ về những ngày tháng sống hoang dã giữa núi rừng, cô trò ngày càng hiểu để tái hiện một cách khá chi tiết về những phong tục, tập quán của bộ tộc Lá vàng.

Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

Góc văn hóa dân tộc Chứt tại trường luôn thu hút đông đảo học sinh tham gia

Cô Lê Thị Thu Trang cho biết: Thêm một thuận lợi với chúng tôi, đó là ý tưởng đề tài được sự ủng hộ tuyệt đối của Viện Dân tộc học Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài ra "Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh" cũng đang được tập trung triển khai càng làm cho cô trò chúng tôi có thêm quyết tâm để làm sao quảng bá những nét độc đáo trong đời sống văn hóa của người Chứt đến với cộng đồng.

Việc bảo tồn văn hóa của dân tộc Chứt của học sinh và giáo viên Trường THPT Phúc Trạch không chỉ dừng lại ở hoạt động sưu tầm các vật dụng của người dân như quần áo, gùi, giỏ, oi, khèn gắn liền với những phong tục tập quán sinh sống, lễ hội... mà còn được thực hiện qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, quảng bá tại trường học.

Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

Nhóm tác giải giới thiệu về dân tộc Chứt qua những sản phẩm cho các bạn tại Trường THPT Phúc Trạch

Góc văn hóa của dân tộc Chứt tại trường học được xây dựng và hoạt đông khá sôi nổi; việc quảng bá cho học sinh về các nét độc đáo của dân tộc Chút được triển khai thường xuyên trên trang www.banraotre.com, trang facebook “Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Chứt Hà Tĩnh” của nhóm thực hiện đề tài. Hiện nay, trang facebook này đã thu hút hơn 2 ngàn thành viên tham gia.

Đề tài của cô trò Trường THPT Phúc Trạch với góc nhìn nhân văn, sự chi tiết, tỉ mẩn trong nghiên cứu và cách quảng bá đã giành giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn tỉnh một cách thuyết phục. Ước mơ đưa đời sống văn hóa tinh thần của người Chứt ra để giới thiệu, quảng bá ngay ở Thủ đô của nhóm giáo viên, học sinh đang tiến dần đến hiện thực.

Hưởng ứng Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học, từ năm 2012- 2013 đến nay, Trường THPT Phúc Trạch đã có 624 ý tưởng dự thi vòng sơ khảo, trong đó có 58 ý tưởng được chọn dự thi vòng trình bày sản phẩm cấp trường; 16 ý tưởng được lựa chọn tham gia cuộc thi cấp tỉnh, trong đó có 14 ý tưởng đoạt giải (2 giải nhất, 5 giải nhì, 3 giải ba, 4 giải khuyến khích).

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.