(Baohatinh.vn) - Trở lại Mật thôn (nay là thôn Lũy, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh), ngắm vẻ thâm nghiêm của đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, chúng tôi thêm khắc sâu lòng biết ơn đối với những cống hiến to lớn của ông với đất nước.
Video: Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Đền thờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày nay thuộc địa phận thôn Lũy, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh), quê hương ông. Trong ảnh: Cổng vào ngôi đền.
Đền thờ Nguyễn Thiếp trước đây nằm trong khu dân cư cao ráo, bên cạnh trục đường liên xã. Trước đây, đền là một ngôi nhà hình chữ Nhất (一), có kết cấu vì kèo, mái lợp ngói mũi, chia làm 3 gian. Trong ảnh: Đền La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ngày nay nhìn từ trên cao.
Năm 2016, nhờ sự hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), di tích được tu bổ và tôn tạo với tổng kinh phí 9,6 tỷ đồng.
Di tích đền thờ Nguyễn Thiếp có khuôn viên rộng 1.260 m2, bao gồm: đền thờ chính thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đền thờ Thành Hoàng làng, nhà tả vu và hữu vu, sân vườn... Trong ảnh: Điện thờ chính là một ngôi nhà 3 gian, mặt trước là hệ thống cửa panô. Nối các vì lại với nhau là hệ thống xà dọc ăn mộng vào đầu các cột tạo thành bộ khung chịu lực cho toàn bộ công trình.
Phía trong đền, bàn thờ La Sơn phu tử được bày biện trang trọng ở chính điện với các bức hoành phi và câu đối bằng chữ Hán được thếp vàng.
Bức tượng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp bằng chất liệu đồng thể hiện vẻ uy nghi của một người thầy tài ba...
Tưởng nhớ công ơn to lớn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, con cháu dòng họ và Nhân dân quanh vùng ngày đêm hương khói thờ phụng tiền nhân.
Ngoài điện thờ chính, trong khuôn viên Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ La Sơn phu tử còn có công trình phối thờ vị Thành Hoàng làng Mật xưa, nay là thôn Lũy, xã Kim Song Trường (Can Lộc). Trong ảnh: Khu nhà thờ Thành Hoàng làng trong khuôn viên di tích.
Công trình nhà tả vu, hữu vu dùng để thiết lễ dâng cúng hoặc tiếp khách vào các dịp lễ, tế... Trong ảnh: Nhà tả vu phía trái (từ cổng vào) Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, năm 1994, Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học và khoa bảng tại làng Mật, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, xứ Nghệ An nay thuộc xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông có tên húy Minh, tự Quang Thiếp, hiệu La Sơn Phu Tử, người đời gọi là Hạnh Am tiên sinh, Nguyệt Ao tiên sinh, Lục Niên tiên sinh.
Thủa thiếu niên, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu”. Năm Quý Hợi (1743), ông thi đỗ Hương giải. Chán với thời cuộc, ông không làm quan mà sống ẩn dật, đọc sách. Năm Mậu Thìn (1743), thi Hội đỗ Tam trường, rồi làm Huấn đạo Anh Đô, Tri huyện Thanh Chương. Năm Mậu Tý (1767), ông treo ấn từ quan.
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 3 lần được Quang Trung Nguyễn Huệ mời ra giúp nước, hiến kế sách đánh giặc. Tuy nhiên phải đến lần thứ 3, vào cuối năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra Bắc Hà đánh quân Thanh, Nguyễn Thiếp mới nhận lời hiến kế giúp vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Sau ngày chiến thắng, ông phụ trách trông coi việc thi cử, chọn đất lập đô và làm Viện trưởng Viện Sùng Chính.
Nguyễn Thiếp là một nhà hiền triết có nhiều đóng góp đối với nhà Tây Sơn. Đức hạnh thanh cao, trí tuệ uyên bác và yêu nước nồng nàn, ông góp công giúp vua Quang Trung giải phóng đất nước và chấn hưng dân tộc.
Chiêm ngưỡng khu lăng mộ cùng dấu tích ngôi nhà trong thời gian ở ẩn của danh sỹ Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, người con quê hương Hà Tĩnh) trên dãy núi Thiên Nhẫn (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, Nghệ An), chúng tôi càng thêm xúc động nghĩ về nhân cách, tài năng và những cống hiến của ông đối với dân tộc.
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) được sinh ra trong một gia đình hiếu học tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông là một trong bốn nhân vật được giới học thuật xếp vào hàng phu tử (nhà hiền triết) trong lịch sử dân tộc.
Địa linh và nhân kiệt Hà Tĩnh có đặc thù, sắc nét độc đáo riêng. Ở đây, “địa linh” sinh “nhân kiệt” và ngược lại, “nhân kiệt” luôn biết bảo tồn, gìn giữ và bồi đắp, “thiêng hóa” cho “Địa linh”.
Chào đón Giáng sinh, bà con xóm đạo toàn tòng Nam Thành, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã ra quân chỉnh trang các tuyến đường, chăm sóc vườn tược, quyết tâm về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2025.
Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Di tích nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao ở xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tổ tiên và 2 vị tôn thần trong dòng họ.
Bố qua đời vì bạo bệnh, mẹ thường xuyên đau ốm nhưng em Lê Thị Thanh Huyền - lớp 12H Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn – Hà Tĩnh) luôn nỗ lực giành thành tích cao trong học tập.
Các tham luận tại hội thảo do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) tổ chức đã cho thấy nhiều giá trị mới về tác phẩm văn học kinh điển.
Hàng trăm bức ảnh, tư liệu tại triển lãm kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ giúp người dân Hà Tĩnh và du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y.
Những trang văn, bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông về quê hương, làng mạc, núi non… đến nay vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút, điều này được thể hiện rất rõ trong Thượng Kinh ký sự.
Với tấm lòng thơm thảo, chị Nguyễn Thị Nguyệt ở TDP 2, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn luôn dành những món quà nhỏ để hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
Những tư liệu quý về Bác Hồ do ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) sưu tầm đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.
Với bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc được góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp là niềm hạnh phúc.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" thành công, để lại ấn tượng trong lòng người dân và bạn bè muôn phương.
Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" diễn ra thành công, tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc sâu sắc cho người dân cũng như du khách khi về với Hà Tĩnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Hội thảo là dịp để khẳng định lại các giá trị mang tầm nhân loại và đánh giá công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sau 10 năm được UNESSCO vinh danh.
Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Gắn với không gian lao động của người dân xứ Nghệ, không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm đã bị mất đi trong bối cảnh mới. Điều đó đòi hỏi, các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần có biện pháp để bảo tồn và phát huy di sản.
Liên hoan là dịp để khán giả Hà Tĩnh và du khách được tìm hiểu, khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.
Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm đang được triển khai sôi nổi trên các địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá lại để có những định hướng đúng đắn.
Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Với các tiết mục được dàn dựng công phu, Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở màn Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng khán giả Hà Tĩnh, Nghệ An và cả nước.
Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị ê kíp thực hiện tiếp thu các ý kiến góp ý để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" diễn ra thành công tốt đẹp.