“Ống tiền tiết kiệm” góp gần 9 tỷ đồng giúp phụ nữ Hương Khê phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Từ năm 2016 đến nay, mô hình "Ống tiền tiết kiệm" của hội viên phụ nữ huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã góp được gần 9 tỷ đồng. Số tiền này giúp nhiều gia đình trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống.

“Ống tiền tiết kiệm” góp gần 9 tỷ đồng giúp phụ nữ Hương Khê phát triển kinh tế

Chị Phạm Thị Nga (thôn 12, xã Hà Linh) dành dụm khoảng 100 nghìn đồng mỗi tháng để bỏ ống tiết kiệm.

Nhiều năm nay, vào cuối mỗi tháng, chị Phạm Thị Nga (thôn 12, xã Hà Linh) lại dành dụm đủ số tiền khoảng 100 nghìn đồng để bỏ vào ống tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm này không dành cho gia đình mà chị để giúp đỡ phụ nữ nghèo của thôn nhằm hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chị Nga chia sẻ: “Thực ra, để có số tiền tiết kiệm đều đặn hằng tháng, chúng tôi cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, với cách tiết kiệm hợp lý thì chúng tôi hoàn toàn có thể làm được, tính ra mỗi ngày, chúng tôi chỉ góp 3-4 nghìn đồng. Đặc biệt, khi thấy nguồn tiền tiết kiệm được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao thì chúng tôi càng phấn khởi”.

“Ống tiền tiết kiệm” góp gần 9 tỷ đồng giúp phụ nữ Hương Khê phát triển kinh tế

Số tiền tiết kiệm của phụ nữ thôn 12, xã Hà Linh đã góp phần giúp gia đình bà Thanh xây dựng nhà ở.

Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 12, xã Hà Linh Vương Thị Quý phấn khởi: "Từ số tiền ủng hộ của chị em trong thôn, chúng tôi cùng với Chi hội Nông dân phối hợp góp sức để xây cho gia đình bà Phan Thị Thanh căn nhà khoảng 20 m2.

Được biết, Chi hội Phụ nữ thôn 12, xã Hà Linh có 52 hội viên. Tuỳ lòng hảo tâm, trung bình mỗi ngày, chị em tiết kiệm vài nghìn đồng để bỏ vào ống tiền tiết kiệm. Hằng năm, cứ vào dịp 8/3, 20/10 hoặc dịp đặc biệt khác, chị em lại tổ chức mở ống tiết kiệm. Số tiền ưu tiên để tặng quà, động viên các gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, khi dôi dư sẽ cho các hội viên nghèo vay không tính lãi để phát triển chăn nuôi, sản xuất.

“Ống tiền tiết kiệm” góp gần 9 tỷ đồng giúp phụ nữ Hương Khê phát triển kinh tế

Chị Nguyễn Thị Tân đã vươn lên phát triển kinh tế từ nguồn ống tiền tiết kiệm.

Với chị Nguyễn Thị Tân (thôn 12, xã Hà Linh), nguồn vay hỗ trợ của ống tiền tiết kiệm đã trở thành động lực để gia đình chị vươn lên thoát nghèo.

Chị Tân chia sẻ: "Trước đây, gia đình gặp nhiều khó khăn nên được chi hội cho vay tiền. Từ số tiền này, tôi đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà. Đến năm 2019, tôi được vay thêm hơn 10 triệu đồng và cùng với nguồn vốn khác để nuôi thêm lợn, bò. Đến nay, ngoài hàng trăm con gà, gia đình có 4 con lợn và 4 con bò. Kinh tế gia đình đã ổn định hơn nên tôi đã gom góp, trả lại tiền vay để chị em khác có cơ hội được hỗ trợ.

Tương tự, mô hình “Ống tiền tiết kiệm” ở thôn 4, xã Hòa Hải được duy trì từ nhiều năm qua đã trở thành “chất keo” gắn kết tình làng nghĩa xóm, gắn kết chị em trong thôn với nhau.

Chi hội trưởng Phạm Thị Ánh cho hay, tháng 4 vừa qua, chi hội vừa thống nhất mở ống tiền tiết kiệm đột xuất ủng hộ chị Nguyễn Thị Khánh 1,1 triệu đồng để hỗ trợ tiền thuốc cho chồng không may bị tai nạn. Những món quà nhỏ nhưng kịp thời như vậy đã một phần giúp gia đình chị Khánh và nhiều người khó khăn, hoạn nạn khác vượt qua khó khăn.

“Ống tiền tiết kiệm” góp gần 9 tỷ đồng giúp phụ nữ Hương Khê phát triển kinh tế

Chi hội phụ nữ thôn 4, xã Hòa Hải trích 1,1 triệu đồng ủng hộ gia đình chị Nguyễn Thị Khánh khi chồng bị tai nạn (ảnh tư liệu).

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hương Khê Trương Thị Hằng cho biết, mô hình “Ống tiền tiết kiệm” đến nay được triển khai trên tất cả 220 chi hội trong toàn huyện. Tuỳ theo hoàn cảnh gia đình, có người góp 10 nghìn, người 50 nghìn, cũng có người khá giả thì góp cả trăm nghìn mỗi tháng. Trước đó, hội cũng đã triển khai mô hình hũ gạo tiết kiệm để quyên góp giúp đỡ chị em. Điều đáng quý nhất là dù chị em hội viên vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã tự nguyện san sẻ, hỗ trợ những gia đình khó khăn hơn.

Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện Hương Khê có 60.654 lượt chị em tham gia mô hình ống tiền, hũ gạo tiết kiệm với tổng số tiền tiết kiệm được gần 9 tỷ đồng và 21.076 kg gạo; trích hỗ trợ cho 1.555 người với số tiền 643 triệu đồng.

Đặc biệt, các địa phương đã linh động dùng số dư tiết kiệm hàng năm để cho các hội viên khó khăn vay vốn làm ăn. Trong 5 năm, “Ống tiền tiết kiệm” đã giúp hơn 1.500 lượt hội viên, phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.