Sau mưa, nông dân Hà Tĩnh ra đồng làm đất, chăm sóc cây trồng

(Baohatinh.vn) - Tranh thủ thời gian tạnh ráo sau những ngày mưa lớn, bà con nông dân Hà Tĩnh lại tập trung xuống đồng đồng tháo nước, làm lại đất, chăm sóc cây trồng vụ đông sớm.

Sau mưa, nông dân Hà Tĩnh ra đồng làm đất, chăm sóc cây trồng

Bà con nông dân thôn Hồng Lĩnh (xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc) ra đồng chăm sóc cây giống

Thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc) có khoảng 15 ha trồng rau giống vụ đông đã bắt đầu vào thời điểm thu hoạch bán ra thị trường. Rất may, những trận mưa lớn vừa qua đã không làm ảnh hưởng quá lớn đến tình hình sản xuất. Ngay sau khi trời hửng lên, bà con đã nhanh chóng ra đồng để chăm sóc cây trồng.

Anh Nguyễn Văn Hoan (thôn Hồng Lĩnh) cho biết: “Gia đình tôi có khoảng 7 sào đất cả ở vườn nhà và ngoài đồng để trồng rau. Trước đó, lo sợ mưa lớn gây dập nát, hư hỏng cây tôi đã tiến hành phủ ni lông nên không bị hư hỏng nhiều. Giờ nắng lên phải tháo ra để cây được “thở”, hạn chế nấm, bệnh. Giai đoạn này, tôi phải thuê thêm 3 người làm thời vụ để vừa cải tạo đất vừa thu hoạch rau giống bán cho thương lái”.

Sau mưa, nông dân Hà Tĩnh ra đồng làm đất, chăm sóc cây trồng

Bà con rải lại lớp trấu và rơm để tránh hành tăm bị xói gốc trong những đợt mưa tiếp theo.

Không chỉ gia đình anh Hoan, hiện nay, tất cả các hộ dân trồng rau giống vụ đông ở thôn Hồng Lĩnh đang tích cực xới đất, tạo sự khô ráo, theo dõi cây giống phát triển, liên hệ các mối bỏ buôn, bỏ sỉ để kịp thời bán ra thị trường.

Chị Trần Thị Lan (thôn Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Mấy ngày mưa lớn, lớp mùn gồm vỏ trấu, rơm rạ được chúng tôi rải lên hành tăm trước đó đã bị trôi khá nhiều. Tranh thủ những khoảng hửng nắng trong ngày, mình phải ra bổ sung để lỡ có mưa về chiều và đêm thì cũng không bị xói gốc, ảnh hưởng đến năng suất sau này của cây”.

Thời điểm này, bà con thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn - một trong những vùng sản xuất rau tập trung lớn của TP Hà Tĩnh cũng đã ra đồng khơi thông các tuyến mương, rãnh tiêu thoát nước, kiểm tra cây trồng, vùn lại những luống rau bị sạt. Một số bà con lại tranh thủ tháo màng ni lông bao phủ để giúp đất nhanh khô ráo hơn.

Sau mưa, nông dân Hà Tĩnh ra đồng làm đất, chăm sóc cây trồng

Bà con thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn kiểm tra số rau vừa gieo trỉa sau những ngày mưa lớn.

Bà Phan Thị Tam (thôn Quyết Tiến) chia sẻ: “Tạnh mựa là tôi phải ra đồng ngay, may đây là vùng đất pha cát, hệ thống kênh mương được xã đầu tư bài bản nên nước dễ thoát. Vụ này, tôi đã tiến hành xuống giống cải xanh, súp lơ, bắp cải... Mới chỉ gieo trỉa được gần 10 ngày nên mong thời tiết tốt hơn để cây phát triển thuận lợi”.

Sau mưa, nông dân Hà Tĩnh ra đồng làm đất, chăm sóc cây trồng

Bà con nông dân thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn đang chờ nước rút, làm lại đất để tiến hành xuống giống vụ đông.

Cách đó không xa, chị Nguyễn Thị Thắm cũng đang cặm cụi tháo nước, lên luống chuẩn bị đưa cây giống ra trồng. Chị Thắm cho biết: “Thời tiết đầu vụ đông thường mưa nhiều, vì thế đợt này tôi chủ động xuống giống ở vườn nhà được che chắn kỹ rồi mới đưa ra vùng trồng tập trung. Phân chuồng, hệ thống giàn cho dưa chuột đã được chuẩn bị sẵn, chờ thời tiết ổn định hơn thì mình làm thôi”.

Được biết, thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn là vùng chuyên về sản xuất các loại rau, củ vụ đông cung cấp cho thị trường thành phố Hà Tĩnh và vùng lân cận. Gần 30 ha chủ yếu gieo trồng bắp cải, súp lơ, dưa chuột, cà rốt…

Sau mưa, nông dân Hà Tĩnh ra đồng làm đất, chăm sóc cây trồng

Nông dân Hương Khê chăm sóc cây bưởi Phúc Trạch sau mưa lũ.

Đối với diện tích bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, sau khi mưa ngớt, người dân đã khẩn trương vệ sinh lại gốc cây, khơi thông hệ thống mương, rãnh để thoát hết nước. Bà Trần Thị Mai (xã Hương Trạch, Hương Khê) cho biết: “Gia đình còn gần 3.000 quả bưởi đang tiến hành thu hoạch. Giá có thấp hơn đôi chút nhưng họ lấy số lượng lớn một lần nên tôi cũng đồng ý bán luôn”.

Còn đối với các cây đã thu hoạch xong, bà con đang tập trung tiến hành xới nhẹ đất ở gốc, dùng thuốc chủ động phòng trừ một số loại sâu bệnh thường xảy ra sau lũ như: bệnh chảy gôm, bệnh ghẻ loét nứt thân xì mủ, bệnh vàng lá, thối rễ...

Giai đoạn này nông dân chưa xuống giống đồng loạt cây trồng vụ đông nên đợt mưa vừa qua, sản xuất nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều. Với những diện tích rau màu mới trồng, cây con có bộ rễ chưa phát triển mạnh thì nên xới xáo nhẹ, phá váng mặt luống giúp cây hồi phục nhanh hơn kết hợp với trồng dặm các cây bị khuyết để đảm bảo mật độ. Đồng thời, nếu thời tiết tốt, có gió thì bà con cần vén màng phủ gần gốc cây để lộ đất cho bộ rễ được thông thoáng, nước sẽ bay hơi nhanh hơn và nấm, vi khuẩn cũng không phát sinh gây hại rễ cây nhiều.

Các địa phương như huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ… có diện tích ngô vụ đông gieo trỉa sớm, sau khi nước rút cần khơi thông dòng chảy, nạo vét ở rãnh luống, mương máng, đào hố 2 đầu góc ruộng nhằm tiêu nước trên và dưới bề mặt một cách nhanh nhất...

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.