Tăng cường chống đói rét cho vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023

(Baohatinh.vn) - Trước dự báo thời tiết diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Sở NN&PTNT và Thủ trưởng các đơn vị chủ động thực hiện các nội dung nhằm phòng chống đói rét cho vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất vụ xuân...

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công điện về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho chăn nuôi, quản lý bảo vệ rừng và đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở NN&PTNT, đến ngày 6/01/2023, sản xuất vụ xuân đã bước vào thời vụ gieo cấy trên toàn tỉnh, với diện tích bắc được 128,55 ha mạ và 110 ha đã gieo cấy (thời vụ bắc mạ và gieo từ 20/12/2022 đến 8/2/2023).

Tăng cường chống đói rét cho vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023

Thời vụ bắc mạ và gieo từ 20/12/2022 đến 8/2/2023.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, thời tiết bước vào vụ xuân 2023 diễn biến phức tạp, đặc biệt là đoạn trước, trong và sau tết Nguyên đán với khả năng không khí lạnh hoạt động mạnh, đi kèm các đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm giảm sức đề kháng trên đàn vật nuôi, nguy cơ xảy ra đói rét, đổ ngã, bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy, sinh trưởng, phát triển cây trồng; mặt khác, thời gian sắp tới để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ thực phẩm vào dịp tết thì hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật gia tăng.

Để chủ động, tăng cường công tác phòng chống đói rét, kiểm soát, khống chế các dịch bệnh gây hại trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý bảo vệ rừng tại gốc, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn và đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023 đảm bảo tiến độ, khung lịch thời vụ quy định; Chủ tịch UBND yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Sở NN&PTNT và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT (Phòng Kinh tế); Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi; Hạt Kiểm lâm, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn:

Về công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho chăn nuôi:

Tăng cường chống đói rét cho vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023

Chủ động nguồn thức ăn khô cho đàn vật nuôi trong những ngày nuôi nhốt tại nhà.

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng, chống đói, rét cho vật nuôi; kiểm tra, đôn đốc người dân áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, như: Chủ động đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng; củng cố, che chắn, giữ ấm chuồng trại; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, diệt các loại côn trùng,… tại khu vực chăn nuôi; nhốt trâu bò tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp dưới 130C; huy động nguồn nhân lực hỗ trợ kịp thời cho người dân triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi đạt hiệu quả.

Tăng cường chống đói rét cho vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023

Chuồng trại được giữ ấm để vật nuôi đảm bảo sức khỏe.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung, giải pháp chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 7156/UBND-NL4 ngày 13/12/2022 về chỉ đạo, triển khai các giải pháp kiểm soát dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm và xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng.

Tăng cường chống đói rét cho vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023

Đoàn giám sát liên ngành do Giám đốc Sở NN&PTNT dẫn đầu kiểm tra đột xuất công tác đảm bảo VSATTP, kiểm tra hoạt động kinh doanh tại chợ TP Hà Tĩnh.

Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm động vật trong dịp tết Nguyên đán. Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo quy định. Cập nhập, báo cáo tình hình đói rét, dịch bệnh và công tác quản lý giết mổ về Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để tổng hợp, phối hợp chỉ đạo thực hiện.

Về sản xuất vụ xuân 2023:

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăm sóc, chống rét, phòng trừ sâu bệnh cho diện tích mạ và lúa xuân đã gieo. Đối với mạ tăng cường bón tro bếp, lân, kali; duy trì nước ở ruộng gieo ở mức thích hợp để giữ ấm chân lúa, tiến hành chăm sóc khi thời tiết thuận lợi.

Tăng cường chống đói rét cho vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất vụ xuân 2023

Nông dân Lộc Hà chủ động che phủ ni lông cho số diện tích mạ vừa gieo.

Đối với trà xuân muộn thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, quy trình kỹ thuật, che phủ để chống rét cho mạ. Dùng nilon trong suốt che phủ để chống rét. Có phương án bắc mạ dự phòng để cấy hết diện tích trong trong hợp có diện tích mạ, lúa gieo bị chết. Không tiến hành gieo, cấy những ngày giá rét nhiệt độ dưới 13oC.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời diện tích mạ, lúa bị chết do rét đậm, rét hại. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ làm đất và tu sửa hệ thống thuỷ lợi nội đồng; chủ động triển khai sản xuất các loại cây trồng cạn khi thời tiết thuận lợi. Chủ động phát hiện và phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ sản xuất.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn; thực hiện tốt các nội dung theo hướng dẫn số 2872/SNN-QLCL ngày 27/12/2022 của Sở NN&PTNT về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hàng hóa VTNN và ATTP trong nông nghiệp.

Về công tác quản lý bảo vệ rừng trước, trong và sau tết:

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung tại Văn bản số 7363/UBND-NL4 ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Tổ chức triển khai “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023 theo Chỉ thị số 8733/CT-BNN-TCLN ngày 23/12/2022 của Bộ NN&PTNT, Văn bản số 7445/UBND-NL4 ngày 27/12/2022 của UBND tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Tổng hợp, báo cáo tiến độ trồng cây gửi Sở NN&PTNT (báo cáo nhanh trước 15 giờ hằng ngày trong thời gian nghỉ tết Nguyên Đán; báo cáo kết quả bằng văn bản - kèm biểu số liệu trước ngày 06/02/2023).

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo các Chi cục chuyên môn, Tổ công tác (theo Quyết định số 707/QĐ-SNN ngày 19/12/2022 của Sở) bám sát cơ sở, trực tiếp kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sản xuất vụ xuân 2023 đảm bảo lịch thời vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp; theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình đói rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi và công tác quản lý giết mổ gia súc trên địa bàn để kịp thời tham mưu, hướng dẫn, bổ cứu các biện pháp phát triển chăn nuôi. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng thực hiện tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo vệ rừng trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão. Định kỳ (hằng tuần, tháng) tổng hợp kết quả thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh theo quy định.

Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thường xuyên tuyên truyền và đưa tin về tình hình thời tiết để người dân kịp thời nắm bắt thông tin; tăng cường thời lượng phát sóng, phổ biến, tuyên truyền các giải pháp về chỉ đạo công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho chăn nuôi, quản lý bảo vệ rừng và sản xuất vụ Xuân 2023.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện; phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành chức năng trong chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, gắn với đẩy mạnh Đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.