Tạo đà xây dựng thương hiệu “Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25”

(Baohatinh.vn) - Sau khi xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã thu hút doanh nghiệp vào thu mua, chế biến và cung cấp ra thị trường sản phẩm gạo hữu cơ ST25.

Thu hoạch vụ hè thu năm 2023, Công ty cổ phần Hòa Lạc IEC (Thạch Hà) đã đứng ra thu mua sản phẩm lúa sản xuất theo hướng hữu cơ triển khai tại xã Cẩm Bình. Theo đó, gần 20 tấn lúa ST25 sản xuất ở cánh đồng 8ha của thôn Bình Quang được doanh nghiệp thu mua với giá 9.000 đồng/kg lúa tươi, cao hơn giá lúa thị trường 2.000 đồng/kg.

Tạo đà xây dựng thương hiệu “Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25”

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình trong vụ hè thu 2023 - vùng nguyên liệu gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25.

Sau khi thu mua, Công ty cổ phần Hòa Lạc IEC đã triển khai sấy, chế biến gạo thành phẩm để đưa ra thị trường, giúp người tiêu dùng Hà Tĩnh được tiếp cận và sử dụng sản phẩm gạo sạch hữu cơ.

Ông Phan Thanh Nghi - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình sử dụng phương pháp mạ khay máy cấy bằng công suất lớn; quản lý cỏ dại bằng điều tiết nước trên đồng ruộng; bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học để cải tạo đất; bón các loại phân khoáng thay cho phân bón NPK; quản lý dịch hại bằng phương pháp tổng hợp, cấy đúng mật độ; sử dụng các loại thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh thay vì dùng thuốc bảo vệ thực vật... Qua 3 vụ liên tiếp, nhờ tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất hữu cơ, huyện đã bước đầu hoàn thành giai đoạn chuyển đổi và đang làm việc với đơn vị tư vấn cấp giấy chứng nhận hữu cơ”.

Để sản xuất gạo hữu cơ, hiện nay, Công ty cổ phần Hòa Lạc IEC đang hợp tác về hạ tầng nhà máy chế biến gạo của Công ty cổ phần Giống cây trồng Hà Tĩnh (Cẩm Thành, Cẩm Xuyên) để làm nhà xưởng sản xuất. Thời điểm này, công nhân đang hối hả trên từng công đoạn sản xuất, chế biến, đóng gói sản phẩm để kịp thời cung ứng gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25 cho những đơn hàng đã đặt cọc từ trước.

Tạo đà xây dựng thương hiệu “Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25”

Dây chuyền đóng gói sản phẩm gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25

Ông Dương Thế Hoàng - Giám đốc Công ty cổ phần Hòa Lạc IEC cho biết: “Bước đầu, chúng tôi tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng OCOP trong tỉnh. Công ty cũng thành lập fanpage “Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên” trên facebook để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Dù mới tiếp cận thị trường nhưng gạo sản xuất theo hướng hữu cơ Cẩm Xuyên đã có lượng khách hàng tiêu thụ bền vững. Đây là bước đệm để chúng tôi tiếp tục liên kết với bà con nông dân, mở rộng vùng nguyên liệu, quy mô sản xuất lúa gạo hữu cơ. Hiện nay, công ty đang làm thủ tục xin cấp đất để xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo và các sản phẩm sau gạo tại xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên”.

Bước đầu cung ứng ra thị trường, “Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25” được Công ty cổ phần Hòa Lạc IEC bán với giá 33.000 đồng/kg. Đối với đơn hàng từ 100 kg, công ty áp dụng giá bán ưu đãi 29.000 đồng/kg. Với những ưu điểm vượt trội về mùi thơm, độ dẻo của hạt cơm, giá cả hợp lý, đặc biệt là quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố kỹ thuật nên gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25 được khách hàng đánh giá cao, lựa chọn, tin dùng.

Tạo đà xây dựng thương hiệu “Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25”

Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25 được đóng gói theo quy chuẩn, có thể dùng làm quà tặng.

Chị Bùi Thị Nga - nhân viên phụ trách Cửa hàng Nông sản an toàn của Hội Nông dân tỉnh (ở TP Hà Tĩnh) cho biết: "Sản phẩm gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25 được khách hàng đánh giá cao vì đây là sản phẩm nông sản sạch, giá cả lại hợp lý, chất lượng gạo ngon hơn nhiều so với đơn vị sản xuất cùng sử dụng giống ST25 khác. Nhiều khách hàng sau khi sử dụng một lần thì tiếp tục đặt hàng sản phẩm nên lượng tiêu thụ gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25 tại cửa hàng đang tăng trưởng mạnh".

Dự kiến, vụ xuân năm 2024, huyện Cẩm Xuyên sẽ mở rộng diện tích mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ lên 100 ha, tập trung ở các xã: Cẩm Bình, Yên Hòa, Nam Phúc Thăng, Cẩm Thành, Cẩm Dương và thị trấn Cẩm Xuyên. Địa phương cũng sẽ liên kết với Công ty cổ phần Hòa Lạc IEC để cung cấp kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Theo lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên, huyện đang quyết tâm chỉ đạo, phấn đấu xây dựng thương hiệu “Gạo hữu cơ Cẩm Xuyên ST25” chất lượng cao, tạo ra sản phẩm gạo sạch - an toàn cho người tiêu dùng, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Những vườn nho hạ đen tại hợp tác xã Nga Hải (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bước vào vụ thu hoạch. Đây là cây trồng mới,  có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng thâm canh phù hợp, sử dụng bộ giống chủ lực, các vùng sản xuất lạc xuân tại Hà Tĩnh đã bắt đầu cho thu hoạch với nhiều tín hiệu tích cực.
Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Tôi là Phạm Đăng Bình (61 tuổi), ở thôn Mỹ Trung, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 2000, tôi xin nghỉ làm bảo vệ rừng tại BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và bắt đầu nghề cuốc (khai thác) nhựa thông.
An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở các tỉnh, thành hiện nay. Song, chăn nuôi nhỏ lẻ lại đang là nỗi đau đầu của các cơ quan quản lý. Những quy kết về sự thiếu ý thức của người nuôi là có căn cứ nhưng để thiết lập ý thức bằng các giải pháp quản lý thì hầu như lại đang bỏ ngỏ.
"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

Việc thu gom rơm bằng máy không chỉ giảm được công lao động mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp tận dụng phế thải sau thu hoạch, hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh.