Thả 56 cá thể động vật hoang dã về “Vườn Di sản ASEAN” tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Vườn Quốc gia Vũ Quang (“Vườn Di sản ASEAN” tại Hà Tĩnh) vừa phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) tái thả nhiều động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

Vườn Quốc gia Vũ Quang vừa tiếp nhận và tái thả 51 cá thể động vật hoang dã từ Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).

Thả 56 cá thể động vật hoang dã về “Vườn Di sản ASEAN” tại Hà Tĩnh

Cùng chứng kiến có đại diện Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP).

Trong đó, có 11 cá thể khỉ đuôi lợn (tên khoa học là Macaca leonica), 20 cá thể rùa bốn mắt (tên khoa học là Sacalia quadriocellata) thuộc nhóm IIB, được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; 20 cá thể rùa đầu to (tên khoa học là Platysternon megacephalum) thuộc nhóm IB, là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Việc Vườn Quốc gia Vũ Quang phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp tiếp nhận, tái thả 51 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên nằm trong chương trình hợp tác, phối hợp trong công tác cứu hộ, tái thả động vật hoang dã.

Việc phân tách đàn ra nhiều vùng khác nhau nhằm tạo hiệu quả trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã.

Thả 56 cá thể động vật hoang dã về “Vườn Di sản ASEAN” tại Hà Tĩnh

Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, trong đợt này, Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng tái thả 5 cá thể động vật hoang dã được chăm sóc tại đơn vị, gồm: 2 cá thể trăn đất (tên khoa học là Python molurut), 1 cá thể rắn hổ mang một mắt kính (tên khoa học là Naja kaouthia) thuộc nhóm IIB, được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; 2 cá thể rắn hổ mang chúa (tên khoa học là Cuora galbinifrons) thuộc nhóm IB, là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Thả 56 cá thể động vật hoang dã về “Vườn Di sản ASEAN” tại Hà Tĩnh

Vườn Quốc gia Vũ Quang tái thả 5 cá thể động vật hoang dã được chăm sóc tại đơn vị.

Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),