(Baohatinh.vn) - Năm 2018, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đạt 6.600 tấn, tăng 485 tấn so với năm ngoái và bằng 102% kế hoạch (trong đó sản lượng nuôi đạt 3.150 tấn), mang về nguồn thu khoảng 218 tỷ đồng...
Người dân thôn Sông Tiến, xã Thạch Sơn (Thạch Hà) thu hoạch cá chẽm nuôi trong các lồng bè gần khu vực bara Đò Điệm...
Để đạt 3.450 tấn thủy sản đánh bắt (tăng 335 tấn so với năm 2017), ngư dân Thạch Hà đã chủ động khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của sự cố môi trường biển và tích cực bám biển, vươn khơi. Hơn 1.000 con tàu không ngừng được nâng cấp, sửa chữa và thành lập theo từng tổ, đội để nâng cao hiệu quả đánh bắt, có thể hoạt động xa bờ, khai thác những sản phẩm có giá trị kinh tế cao...
Mô hình nuôi tôm trên cát đem lại nguồn thu nhập lý tưởng cho người dân xã Thạch Trị...
Cùng với đó, để có 3.150 tấn thủy sản nuôi trồng (tăng 150 tấn so với năm 2017), người dân Thạch Hà đã duy trì ổn định diện tích nuôi thả đạt 998 ha (nuôi nước ngọt 576 ha, nuôi mặn lợ 422 ha); chú trọng nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, công nghệ cao trên cát; tận dụng lợi thế để mở rộng nuôi cá lồng bè; chuyển mạnh từ nuôi hộ gia đình sang tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, nuôi liên kết... nhằm nâng cao sản lượng, đảm bảo đầu ra, cho sản phẩm sạch.
Người dân Thạch Hà chú trọng nuôi các loại có giá trị kinh tế cao như: Cá chẽm, cá hồng mỹ, cá sủ, hàu, hến... Đặc biệt, trong số 422 ha nuôi mặn lợ thì có đến 325 ha nuôi tôm, trong đó nuôi thâm canh, công nghệ cao trên cát 215 ha, cho sản lượng khoảng 1.400 tấn và được cho là sản phẩm chủ lực, mang về giá trị kinh tế cao nhất... Do đó, nuôi trồng thủy sản cho thu nhập bình quân 252 triệu đồng/năm/ha.
Với sản lượng đánh bắt, nuôi trồng như trên, năm 2018, Thạch Hà ước có nguồn thu từ lĩnh vực này đạt khoảng 218 tỷ đồng. Qua đó, không chỉ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy KT-XH phát triển mà còn giúp đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cho hàng chục ngàn hộ dân...
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 nên ngày từ đầu năm xã Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ, ông Dương Công Lưu đã "biến" vùng đất đồi Khe Xai (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành trang trại tổng hợp cho thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng Hà Tĩnh và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới, nhất là trên giống nhiễm và chân ruộng thừa đạm.
Tiếp tục giữ lửa phong trào, người dân các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều đang tích cực ra quân nâng chất các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Với sự tận tụy, trách nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Sơn đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng thôn Hồng Kỳ, xã Sơn Phú (Hương Sơn) ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm và nhiều địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi giá trị.