Thế giới tiến gần mốc 95 triệu người mắc Covid-19, châu Âu có tốc độ lây nhiễm cao nhất

Tổ chức Y tế thế giới đang kêu gọi giới chuyên gia đẩy nhanh việc nghiên cứu để ngăn chặn các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, với hơn 24 triệu ca mắc, hơn 400.000 người tử vong. Ngày 16/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã có 1 bước đi quan trọng - đó là giới thiệu 1 nhóm các nhà khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực để thúc đẩy những tiến bộ xã hội, trong đó ưu tiên của ông là chống lại đại dịch Covid-19 và giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế vì đại dịch.

Thế giới tiến gần mốc 95 triệu người mắc Covid-19, châu Âu có tốc độ lây nhiễm cao nhất

Thế giới tiến gần mốc 95 triệu người mắc Covid-19. Ảnh: CNBC

Ông thừa nhận, nước Mỹ vẫn đang ở trong 1 mùa đông “đen tối”: “Bà Harris và tôi vừa có một cuộc họp với đội ngũ chúng Covid-19 của của chúng tôi. Thành thật mà nói, chúng ta vẫn đang ở trong một mùa đông “rất đen tối”, với tỷ lệ lây nhiễm tăng 34%. Nhiều người đang phải nhập viện vì Covid-19 hơn bao giờ hết. Nước Mỹ đang tăng từ 3-4.000 ca tử vong mỗi ngày. Chúng ta đã vượt mốc đáng kinh hoàng là 400.000 ca tử vong.”

Tuy nhiên, châu Âu mới là khu vực được đánh giá có tốc độ lây nhiễm Covid-19 cao nhất, với 27 triệu ca mắc và hơn 600.000 ca tử vong. Mặc dù Nga là quốc gia có số người mắc cao nhất khu vực, song Anh mới là nước có tốc độ lây nhiễm cao nhất khu vực này, với hơn 41.000 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp đến là Pháp, với hơn 21.000 ca mới.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh như vậy, các nước châu Âu đang cố gắng đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine cho người dân. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã bắt đầu than phiền về tình trạng chậm phân phối vaccine phòng Covid-19 và không chắc chắn về vấn đề này trong tương lai.

Ở châu Á, Trung Quốc đang trở thành điểm nóng mới, với gần 100 ca nhiễm trong cộng đồng ngày hôm qua. Thành phố Bắc Kinh mới phải ra yêu cầu những người nhập cảnh phải thực hiện cách ly thêm 7 ngày, nâng tổng số ngày phải cách ly lên 28 ngày. Đây là lần thứ 2 Bắc Kinh kéo dài thời gian cách ly của người nhập cảnh.

Là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn thứ 2 bởi dịch Covid-19, Ấn Độ mới đây đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 1 loại vaccine do nước này sản xuất và 1 loại vắc-xin của hãng dược AstraZeneca/Oxford của Anh.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khởi động chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất thế giới. Chương trình được bắt đầu tại hơn 3.000 địa điểm và kết nối trực tuyến trong ngày phát động. Mỗi điểm có năng lực tiêm vaccine cho 100 người/ngày.

Dự kiến, Ấn Độ sẽ ưu tiên các mũi tiêm cho 30 triệu nhân viên y tế và những nhân viên ở tuyến đầu chống dịch như nhân viên vệ sinh và an ninh. Sau đó là 270 triệu người trên 50 tuổi và những người có nguy cơ nhiễm cao do các bệnh lý nền từ trước. Theo Thủ tướng Modi, các chính trị gia không phải là những nhân viên tuyến đầu, do đó ông đã không tiêm vaccine ngay lập tức. Ấn Độ kỳ vọng sẽ tiêm vaccine cho khoảng 300 triệu người trong tổng số 1,3 tỷ dân tại nước này vào cuối tháng 6 tới.

Tại các nước Đông Nam Á như Maylaysia, Indonesia, Philippin và Thái Lan, tình hình dịch bệnh diễn biến cực kỳ phức tạp. Tại Indonesia và Malaysia số ca mới trong ngày đang ở mức kỷ lục, lần lượt là hơn 14.000 và hơn 4.000.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.