“Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

(Baohatinh.vn) - Nắng nóng gay gắt kéo dài tại thời điểm trám trổ hoa nên tỷ lệ đậu quả không nhiều, năm nay người trồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đối mặt với một mùa thu hoạch kém vui.

t1.jpg
Xã Sơn Ninh được mệnh danh là "thủ phủ" trám ở huyện Hương Sơn.

Xã Sơn Ninh được mệnh danh là "thủ phủ" trám ở huyện Hương Sơn với số lượng khoảng 500 cây, thuộc sở hữu của gần 100 hộ. Những năm gần đây, trung bình mỗi hộ trồng trám ở Sơn Ninh thu về từ 10 – 25 triệu đồng/mùa thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay mất mùa, bà con chỉ thu về được khoảng 30 – 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Là một trong những hộ sở hữu nhiều cây trám tại xã Sơn Ninh, ông Nguyễn Văn Thân đang có một mùa trám thất thu khi chỉ có 7/10 cây cho quả và số lượng giảm hơn một nửa so với mọi năm.

t2.jpg
t3.jpg
Ông Nguyễn Văn Thân chăm sóc trám theo đúng quy trình như mọi năm nhưng cây không ra quả như mong muốn.

“Dù vẫn chăm bón đầy đủ như những năm trước, nhưng do thời tiết nắng nóng kéo dài nên tỷ lệ đậu quả ít, sản lượng trám năm nay chẳng đáng là bao", ông Thân chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của những người trồng cây lâu năm, đây là mùa trám thất thu nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Nguyên nhân cơ bản được người dân nhận định là do thời điểm cây bắt đầu trổ hoa gặp đợt nắng kéo dài nên tỷ lệ đậu quả giảm mạnh.

t9.jpg
Năm nay, sản lượng trám của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái.

Theo thông tin của người dân địa phương, giá trám năm nay khá cao, từ 140 – 150 ngàn đồng/kg (cao hơn năm ngoái khoảng 30 ngàn đồng/kg), nhưng nhiều vườn mất mùa, sản lượng bán ra không đủ bù chi phí thuê người hái.

Chị Nguyễn Thị Hiền - xã Sơn Ninh cho biết: “Năm nay gia đình tôi tự thu hoạch trên cây bởi số lượng trám thương phẩm không đủ để bù tiền thuê nhân công. Ước tính, cả vườn trám chỉ bán được khoảng 3 triệu đồng, bằng 1/3 so với năm ngoái”.

Trám đen Hương Sơn là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Tùy vào số cây, trung bình hàng năm mỗi gia đình trồng trám thu về từ 10 - 25 triệu đồng. Đặc biệt, có những hộ trồng nhiều thu nhập lên đến 80 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng đến phát triển của cây trám, nên sản lượng chỉ đạt khoảng 30 - 40% so với các năm trước.

t6.jpg
Ông Lê Văn Kỉnh lựa chọn bán "khoán" cho thương lái để gỡ gạc chi phí chăm sóc.

Cùng cảnh mất mùa, gia đình ông Lê Văn Kỉnh, xã Kim Hoa (Hương Sơn) vừa bán “khoán” sản lượng 2 cây trám lâu năm cho thương lái với giá chỉ 3 triệu đồng, bằng 30% giá so với năm ngoái.

“Gia đình tôi hiện có 4 cây trám, do mất mùa nên đành chấp nhận bán “khoán” cho thương lái với giá 3 triệu đồng/2 cây để gỡ gạc chi phí chăm sóc”, ông Kỉnh chia sẻ.

t5.jpg
Sản lượng giảm, thương lái không mặn mà thu mua trám như mọi năm.

Giá trám cao nhưng không có để thu mua nên các vùng trồng cũng vắng bóng thương lái vào ra. “Năm nào vợ chồng tôi cũng thuê người đến các xã để thu mua trám chế biến các sản phẩm. Năm nay mất mùa, không có trám để thu mua, số lượng còn lại không đạt chất lượng đáp ứng quy trình sản xuất nên cơ sở đang gặp khó trong trả đơn đặt hàng của khách”, chị Đặng Thị Khánh Ly - chủ cơ sở OCOP trám đen Hùng Lý cho hay.

Cây trám được trồng nhiều tại các xã Sơn Ninh, Sơn Bằng, Sơn Tiến, Sơn Phú, Kim Hoa, An Hòa Thịnh… Dù không phải là loại cây chủ lực nhưng trám đen là loại đặc sản góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Năm nay, bà con trồng trám mất mùa gây ảnh hưởng tới thu nhập, giảm khoảng 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Trần Quang Hòa - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.