Trang trọng lễ hội Văn Miếu ở TP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Lễ hội Văn Miếu ở TP Hà Tĩnh nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hướng đến quảng bá, phát triển du lịch trên địa bàn.

Sáng 16/3 (tức ngày 14/2 âm lịch), UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Văn Miếu tại khu Di tích Văn Miếu Hà Tĩnh ở phường Thạch Linh.

Lễ hội Văn Miếu Hà Tĩnh diễn ra trong thời gian hai ngày (16 và 17/3), gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ gồm các nghi thức: tế lễ các vị tiên hiền khai nguồn đạo học cùng các danh nhân văn hóa được thờ tự tại Văn Miếu; lễ dâng “Văn phòng tứ bảo” cầu may cho quốc thái dân an, quê hương phát triển ngày càng giàu đẹp.

Trang trọng lễ hội Văn Miếu ở TP Hà Tĩnh

Đại biểu dâng hương tưởng niệm các danh nhân văn hóa được thờ tự tại Văn Miếu Hà Tĩnh.

Phần hội được tổ chức với quy mô nhỏ, gắn với thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19, gồm các hoạt động văn hóa, thể thao như: thi cờ thẻ, cho chữ ngày xuân, trưng bày sách báo xuân và đêm thơ nhạc với chủ đề “Thành phố mùa xuân”.

Trong đó, giải cờ thẻ diễn ra ngay sau phần lễ với sự tham gia của 18 kỳ thủ đến từ các CLB cờ của 14 đơn vị xã, phường trên địa bàn tham gia. Các kỳ thủ tham dự giải được tổ chức bốc thăm phân cặp thi đấu theo hình thức loại trực tiếp.

Trang trọng lễ hội Văn Miếu ở TP Hà Tĩnh

BTC tặng cờ lưu niệm cho các đoàn VĐV tham dự giải cờ thẻ.

Trang trọng lễ hội Văn Miếu ở TP Hà Tĩnh

Các kỳ thủ thi đấu mang trang phục khăn đóng, áo dài truyền thống.

Trang trọng lễ hội Văn Miếu ở TP Hà Tĩnh

Thi đấu cờ thẻ là một trong những môn thể thao trí tuệ, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Tĩnh.

Tin liên quan:

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.