Trồng dưa hấu thất thu, nông dân Hà Tĩnh chuyển hướng canh tác

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này năm ngoái, người trồng dưa hấu Hà Tĩnh đã “đếm tiền mỏi tay” thì năm nay vẫn phải chật vật xuống giống sau nhiều lần thất bại.

Vụ dưa thất bát

Các năm trước, vào mùa gặt cũng là lúc 2 ha dưa hấu của HTX Sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu (xã Yên Hòa, Cẩm Xuyên) “rộ” thu hoạch. Vậy nhưng, năm nay, thay vì ngồi “đếm tiền”, các xã viên HTX lại phải tất bật xuống giống lần 3 thay cho 2 lần thất bại trước đó.

Trồng dưa hấu thất thu, nông dân Hà Tĩnh chuyển hướng canh tác

Dưa lứa trước xuống giống bị chết nên ông Trần Viết Chu (Giám đốc HTX Sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu) vừa mới gieo lại lứa mới

Ông Trần Viết Chu – Giám đốc HTX Sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu cho biết: “Lần thứ nhất xuống giống là giữa tháng giêng (âm lịch) thì gặp mưa lớn nên cây chết hết. Sau đó 20 ngày, chúng tôi lại xuống giống lần hai, thu hoạch trùng vào đợt cách ly xã hội nên không bán được, phải mang cho bò ăn.

Hai tuần nay, HTX lại xuống giống tiếp lần ba, hi vọng thời tiết thuận lợi, hơn 1 tháng nữa thu hoạch để vớt vát thiệt hại trong 2 lần xuống giống trước”.

Trồng dưa hấu thất thu, nông dân Hà Tĩnh chuyển hướng canh tác

Thay vì cho thu hoạch như năm ngoái, thời điểm này, “vựa dưa” của HTX Sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu mới xuống giống không lâu

Thất bại trong 2 lần gieo trước khiến HTX Sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu lỗ gần 50 triệu đồng. “Đấy là chưa kể mồ hôi, công sức của các xã viên đã bỏ ra. So với năm ngoái, HTX thất thu hơn 100 triệu đồng” - ông Trần Viết Chu cho biết thêm.

Mất mùa dưa hấu là tình cảnh chung của người trồng dưa trên địa bàn toàn tỉnh. Tại xã Cổ Đạm (Nghi Xuân) – “thủ phủ” trồng dưa hấu lớn nhất Hà Tĩnh, thời điểm này các năm trước, hàng trăm hộ dân tập trung thu hoạch dưa và “hái không kịp bán” thì năm nay chỉ có lác đác vài chục hộ.

Trồng dưa hấu thất thu, nông dân Hà Tĩnh chuyển hướng canh tác

Dưa hấu được trồng trên vùng đất cát bạc màu

Ông Nguyễn Thái Tứ - Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm cho biết: “Toàn xã có hơn 200 hộ trồng dưa với khoảng 20 ha. Năm nay, người trồng dưa hấu trên địa bàn thất thu lớn. Do thời tiết mưa nhiều nên đợt xuống giống trước cây chết khoảng 50% diện tích. Số còn lại đậu quả năng suất thấp, ra quả muộn và ít quả. Nếu năm ngoái sản lượng đạt 7 tạ/sào thì năm nay chỉ đạt từ 4-5 tạ/sào”.

Chuyển hướng canh tác

Trước thất bại của vụ dưa hấu năm nay, một số vùng trồng dưa hấu chuyên canh đã phải chuyển hướng canh tác sang loại cây khác.

HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp Hà Trung (xã Yên Hòa, Cẩm Xuyên) sau nhiều lần thất bại đã chuyển sang trồng bí đỏ.

Trồng dưa hấu thất thu, nông dân Hà Tĩnh chuyển hướng canh tác

HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp Hà Trung chuyển hướng trồng bí đỏ sau nhiều lần xuống giống dưa hấu nhưng thất bại

Anh Phan Hoàng Thắng – xã viên HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp Hà Trung chia sẻ: “HTX có 5 ha dưa hấu chuyên canh nhưng năm nay cứ gieo xong lại hỏng nên chúng tôi chuyển sang trồng bí đỏ. Bí đỏ dễ trồng hơn nhiều, ít tốn công chăm sóc và cũng ít sâu bệnh”.

Trồng dưa hấu thất thu, nông dân Hà Tĩnh chuyển hướng canh tác

Bí đỏ mang lại giá trị thấp hơn so với trồng dưa hấu nhưng đây lại là giải pháp canh tác an toàn

Chuyển hướng từ đầu tháng 4, đến nay, bí đỏ của HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp Hà Trung đã cho thu hoạch. Với năng suất khoảng 7 tấn/ha, HTX thu khoảng 40 triệu đồng/ha.

“So với trồng dưa hấu thì bí đỏ cho giá trị thấp hơn. Tuy nhiên, thay vì cứ gieo mà không có thu hoạch thì chúng tôi lựa chọn chuyển hướng trồng cây khác để đỡ phải chịu thiệt hại” - anh Phan Hoàng Thắng cho biết thêm.

Trồng dưa hấu thất thu, nông dân Hà Tĩnh chuyển hướng canh tác

Bí đỏ của HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp Hà Trung

Còn ở “thủ phủ” trồng dưa hấu lâu năm nhất của Hà Tĩnh – xã Cổ Đạm (Nghi Xuân), sau khi đợt xuống giống vào đầu tháng giêng thất bại, một số người dân đã kịp thời chuyển hướng san trồng lạc để vớt vát thiệt hại.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),