Trồng hành tăm, mỗi vụ nông dân thu 240 triệu/ha

(Baohatinh.vn) - Nắm bắt nhu cầu của thị trường, những năm gần đây, nhiều diện tích hoa màu kém hiệu quả ở xã Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã được người dân chuyển sang trồng hành tăm. Theo tính toán, “1 ha hành tăm cho thu nhập lên tới 240 triệu đồng” - Phó Chủ tịch UBND xã Đậu Xuân Tú cho hay.

trong hanh tam moi vu nong dan thu 240 trieu ha

Nông dân thôn Hồng Tiến (xã Xuân Giang) gieo trỉa hành tăm.

Chị Nguyễn Thị Vân (thôn Hồng Tiến) phấn khởi: “Kể từ khi xã có chủ trương chuyển đổi cây trồng, gia đình tôi mạnh dạn đưa hành tăm vào trồng thử nghiệm. Điểm thuận lợi là chúng tôi có thể ủ hành tăm giống tại chỗ, không phải nhập từ nơi khác. Qua nhiều vụ thu hoạch, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây này vượt ngoài mong đợi, năm nay, tôi tiếp tục mở rộng diện tích lên 2 sào. Để đạt sản lượng cao, phải làm sạch cỏ; xới đất tơi, mịn và tranh thủ gieo trồng khi đất còn khô ráo”.

Vụ đông năm nay, gia đình anh Bùi Quang Hợp (thôn Hồng Khánh) trồng gần 3 sào hành tăm. Theo chia sẻ của anh Hợp, từ tháng 11 dương lịch hàng năm, bà con nông dân bắt đầu cày đất, làm sạch cỏ, dùng cào thưa rạch rãnh để trỉa hạt đều hàng. Sau đó, phải tiến hành phủ lớp trấu, rơm và lá thông để giữ độ ẩm cho cây phát triển, tạo đất tơi xốp cho củ to đẹp. Nhờ chăm sóc tốt và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên hành năm nào cũng cho năng suất cao, đạt 5 tạ/sào, được khách hàng mua trực tiếp tại chân ruộng.

Ở Nghi Xuân, hành tăm xuất hiện rải rác tại các xã Xuân Mỹ, Cổ Đạm, Xuân Thành... và được trồng nhiều nhất tại Xuân Giang với diện tích 15 ha. Trong đó, tập trung tại 2 thôn Hồng Tiến, Hồng Khánh. Hành tăm chịu được hạn nên có thể tận dụng trồng ở những chân ruộng không có nước. Thời gian sinh trưởng khoảng 4 - 5 tháng, trong khi vốn đầu tư ít.

trong hanh tam moi vu nong dan thu 240 trieu ha

Hành tăm dần trở thành rau màu chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương

Theo tính toán của một số hộ dân, mỗi sào hành tăm chỉ trồng hết khoảng 5 kg giống, mỗi hốc cần 1 củ hành nhỏ, khi thu hoạch mỗi hốc cho gần 1 bát con củ. Nếu hành phát triển tốt, sẽ cho năng suất từ 3-4 tạ/sào. Với giá 30 ngàn đồng/kg, mỗi ha sẽ thu lợi 240 triệu đồng.

Nếu làm phép so sánh, hiệu quả kinh tế từ trồng hành tăm cao gấp 3 lần trồng lạc. Tuy vậy, thu hoạch hành tăm lại là công việc hết sức vất vả, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và chịu khó khi người trồng phải tự tay đào bới từng hốc thật khéo léo để thành phẩm thu về được nẩy tròn, hạt chắc. Hiện nay, ở Xuân Giang, hành tăm được thương lái trực tiếp thu mua tại ruộng và phân phối về các điểm chợ ở TP Vinh (Nghệ An).

Phó Chủ tịch UBND xã Đậu Xuân Tú nhấn mạnh: “Thực hiện lộ trình đưa cây hành tăm trở thành rau màu chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, xã đang tập trung tìm kiếm thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý người dân không nên mở rộng diện tích trồng hành bởi việc tìm đầu ra phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như sở thích vùng miền, nhu cầu thị trường”.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),