Từ thuyền 5,4 triệu đến tàu vỏ thép 14 tỷ...

(Baohatinh.vn) - “Càng bám biển, mình càng có khát vọng vươn xa. Khi đến được vùng biển quốc tế rồi lại càng biết mình còn nhỏ bé nhưng không thể “vắng mặt” ở vùng này được. Một con tàu trên biển là một cột mốc chủ quyền, một ngư dân trên biển là một chiến sỹ trên mặt trận bảo vệ biển đảo” - anh Tôn Đức Vinh, chủ tàu công suất 829 CV ở thôn Tâm Hải, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) trải lòng...

tu thuyen 5 4 trieu den tau vo thep 14 ty

Tàu vỏ thép HT 96719 TS mang tên “Cẩm Nhượng 01” đánh dấu mốc son trong hành trình vươn khơi của ngư dân địa phương.

Tôi gặp anh Vinh lần đầu tiên khi anh vừa trở về sau chuyến biển dài ngày trên con tàu vỏ thép “Cẩm Nhượng 01”. Cái tên tựa như mốc son đánh dấu bước ngoặt lớn không chỉ cho riêng anh mà còn cho cả ngư dân Cẩm Nhượng trong hành trình vươn ra vùng biển quốc tế.

Đôi mắt sáng, nước da bánh mật, nụ cười tỏa nắng, chủ con tàu vỏ thép đầu tiên ở vùng cửa biển Cẩm Nhượng không giấu được niềm vui: “Ra ngoài ấy càng mở mang thêm nhiều điều. Mà đánh bắt cũng sướng lắm! Sướng là vì mình không còn phải trăn trở điều gì. Vì như thời còn đánh lộng, có khi con cá nhỏ mình cũng bắt, không cho nó có cơ hội lớn, có khi còn tận diệt, giờ thì chỉ chăm chăm vào bắt cá lớn. Đầy khoang lại vui vẻ trở về”.

Sinh ra và lớn lên ở vùng cửa biển, từ nhỏ, anh Vinh đã “ham” biển đến nỗi quên cả việc đến trường. Đó là vào năm lớp 1, do mải mê theo cha đi biển dài ngày nên anh không theo kịp được bạn bè. Sau đó, không lâu, cha anh mất. Học đến lớp 7, anh Vinh quyết định nghỉ học đỡ đần mẹ, để anh trai và 2 em gái tiếp tục được đến trường.

Anh đi biển cùng ông ngoại bằng thuyền nan, loanh quanh vùng lộng, bữa được mớ cá, bữa mớ tôm giúp mẹ trang trải cuộc sống qua ngày. Năm 1990, một hôm, khi anh đang đánh bắt ở khu vực cách bờ khoảng 2 km thì thuyền bị gió Đông Bắc đánh chìm. Anh được cứu sống, còn thuyền bị hỏng. Không còn thuyền, anh quyết định vào miền Nam làm ăn. Tích lũy được chút vốn, cuối năm 1991, anh trở về quê tiếp tục đóng thuyền bám biển. Đây là con thuyền đầu tiên anh chính thức được sở hữu với tổng trị giá 5,4 triệu đồng, có gắn máy...

Mải mê với khát vọng vươn khơi, anh Vinh không ngừng đổi hết con thuyền này đến con thuyền khác, rồi lại sang tàu. Đến năm 2014, được sự hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định 23/QĐ-UBND của UBND tỉnh, anh Vinh đã mạnh dạn đóng con tàu lớn hơn, công suất 320 CV với mức đầu tư 1,2 tỷ đồng.

tu thuyen 5 4 trieu den tau vo thep 14 ty

Niềm vui của anh Tôn Đức Vinh khi “Cẩm Nhượng 01” cá đầy khoang trong chuyến đầu tiên cập bến (tháng 3/2017).

Có tàu lớn càng vững tin ra khơi với nghề khai thác mới. Thu nhập từ đó cũng được cải thiện hơn, từ 30 triệu đồng đã nâng lên 80 triệu đồng/người/năm. Chỉ sau một năm, anh Vinh cơ bản đã hoàn lại vốn; ngư cụ được trang bị cơ bản, đảm bảo cho việc khai thác hải sản theo mùa.

Năm 2016, thêm một bước ngoặt mới, anh Vinh tiếp tục mạnh dạn đăng ký đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ và đã được UBND tỉnh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển phê duyệt cho vay 14 tỷ đồng. Tháng 12/2016, tàu vỏ thép có công suất 829 CV do anh làm chủ chính thức hạ thủy. Từ đầu năm đến nay, tàu đã đi 11 chuyến biển, thu hơn 2 tỷ đồng.

Anh Vinh thổ lộ: “Từ khi theo ông ngoại đi thuyền, mình đã mơ đến việc được ra khơi xem ngoài đó thế nào, mà làm được thì phải có tàu lớn. Mình đã bị 2 lần chìm thuyền. Lần ấy có 7 người cùng đi, rất may mắn là tất cả đều thoát chết. Tuy nhiên, sau đó có 2 người đã bỏ hẳn nghề biển vì khiếp sợ. Còn mình, vẫn cứ luôn tha thiết, khát khao chinh phục biển”.

Anh phấn khởi: “Có tàu vỏ thép vươn khơi, tự nhiên con người cũng thay đổi. Ở nhà, tàu mình là to nhất, hiện đại nhất nhưng ra đây thì còn nhỏ bé lắm. Nếu xảy ra xô xát với các tàu khác thì không bao giờ thắng được, nhưng mình cố gắng len lỏi để cho tàu lạ biết rằng, ngư dân Việt Nam có quyền có mặt ở vùng biển này. Về mặt ngành nghề, có tàu lớn thay đổi được tư duy đánh bắt truyền thống gần bờ, không ổn định; hơn nữa, còn thu hút được nhiều “chiến sỹ” trên mặt trận bảo vệ biển đảo bằng việc trả lương hàng tháng cho họ. Bình quân mỗi lao động 10 triệu đồng/tháng; lao động kỹ thuật 20 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền thưởng".

Đã hơn 30 năm gắn bó với biển, từ làm chủ con thuyền đầu tiên có trị giá 5,4 triệu đồng đến con tàu vỏ thép trị giá 14 tỷ đồng, anh Vinh vẫn vẹn nguyên niềm háo hức của người đi chinh phục biển. Hiện anh vẫn đang ấp ủ đóng thêm một con tàu mới vỏ composite công suất khoảng 400 CV. Anh nói: “Nếu có sự cố gì trên biển rất khó tìm người để “cứu” mình. Vì vậy, phải có thêm một con tàu khác để đồng hành, vững vàng trên biển lớn”.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.