UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát hiện sớm, kịp thời xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của các đợt mưa bão kéo dài, nhiều địa phương bị ngập nặng; số lượng lớn gia súc, gia cầm bị chết, nước cuốn trôi; môi trường chăn nuôi ô nhiễm nghiêm trọng; trong khi tình hình dịch bệnh tuyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đang có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao.

UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát hiện sớm, kịp thời xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh

Ngập lụt khiến môi trường chăn nuôi ô nhiễm nặng, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao.

Để nhanh chóng khôi phục, ổn định sản xuất chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bênh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành chi đạo các phòng, ngành chức năng, các xã, phường, thị trấn tập trung nguồn lực để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra; đồng thời khẩn trương triển khai, thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh bảo vệ đàn vật nuôi, phát triển sản xuất, trong đó lưu ý các nội dung trọng tâm sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý; sử dụng vôi bột, hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại vùng chăn nuôi bị ngập lụt, cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.

UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát hiện sớm, kịp thời xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh

Vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường thường xuyên là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch bệnh chăn nuôi thời điểm này.

Tập trung nguồn lực hỗ trợ con giống, vật tư chăn nuôi, vôi bột, hóa chất xử lý môi trường để kịp thời khắc phục hậu quả do ngập lụt, ổn định sản xuất. Hướng dẫn người chăn nuôi chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

Tổ chức rà soát để tiêm phòng bổ sung kịp thời các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đầy đủ theo quy định. Chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh...

UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát hiện sớm, kịp thời xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh

Cần tiêm phòng bổ sung kịp thời các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc.

Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định, không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm; bố trí lực lượng kiểm tra, phúc kiểm thường xuyên tại các chợ, đầu mối giao thông. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm trong quản lý, thực thi nhiệm vụ và các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm.

Giám đốc Sở NN&PTNT chi đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh để hướng dẫn thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh đảm bảo hiệu quả. Chủ động hướng dẫn các nội dung về vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi; đồng thời tham mưu, chuẩn bi đầy đủ nguồn vắc xin, hóa chất và các loại vật tư, dụng cụ đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo dõi, kiểm tra công tác tổ chức, thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời bổ cứu, chấn chỉnh các khó khăn, tồn tại.

Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp vói Sở NN&PTNT và chinh quyền các địa phương để theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),