Về Thịnh Lộc thưởng thức dưa lê

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, người trồng dưa lê Thịnh Lộc (Lộc Hà - Hà Tĩnh) phấn khởi hơn hẳn vì thu hoạch xong, dưa được bán ngay tại chân ruộng.

ve thinh loc thuong thuc dua le

Những ngày này, gia đình chị Dương Thị Vân (thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, Lộc Hà) luôn tất bật thu hoạch dưa lê để bán cho khách. Tuy vất vả, nhưng chị Vân rất phấn khởi bởi dưa bán được giá.

ve thinh loc thuong thuc dua le

Sau khi thu hoạch dưa dưới chân ruộng, người dân Thịnh Lộc đưa lên bán cho khách đi đường qua lại, chủ yếu là khách vào nghỉ dưỡng tại khu Vinpearl. Chị Dương Thị Vân cho biết: “Nhà tôi trồng 3 sào dưa lê, bình quân mỗi sào thu về từ 15 – 20 triệu đồng”.

ve thinh loc thuong thuc dua le

Không riêng chị Vân, thời điểm này, dọc triền đê thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, người dân đồng loạt thu hoạch và bán dưa lê khiến cho không khí cả vùng triền đê trở nên rộn ràng, sôi động. Toàn thôn có khoảng trên 200 hộ trồng dưa, trung bình mỗi hộ trồng 2 – 3 sào dưa.

ve thinh loc thuong thuc dua le

Dưa lê là cây trồng ngắn ngày cho năng suất cao. Thời gian từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch trong khoảng từ 55 – 60 ngày. Thời gian thu hoạch dưa lê chỉ kéo dài trong vòng một tháng. Để đảm bảo tiến độ thu hoạch và thuận lợi về đầu ra, bà con nông dân đã phân chia trồng thành nhiều đợt.

ve thinh loc thuong thuc dua le

Nhờ kinh nghiệm lâu năm nên dưa lê của bà con Thịnh Lộc cho quả to. Đặc biệt, người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên dưa lê an toàn, ngọt mát, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

ve thinh loc thuong thuc dua le

Ông Nguyễn Công Trình, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc (Lộc Hà) cho biết: "Cây dưa lê là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân nên những năm qua, địa phương chú trọng phát triển diện tích trồng"

ve thinh loc thuong thuc dua le

Hiện toàn xã Thịnh Lộc có 45 ha dưa lê, tập trung ở các thôn: Yên Bình, Hòa Bình, Nam Sơn, Hồng Thịnh. Trung bình 1 sào dưa lê cho năng suất từ 7-8 tạ quả. Trừ chi phí, bà con Thịnh Lộc thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/sào dưa lê.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),