Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

(Baohatinh.vn) - Dù khung lịch thời vụ gieo trỉa lạc xuân năm 2021 đã kết thúc nhưng diện tích gieo trỉa trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ đạt 9.612/11.111 ha, bằng 86,5% kế hoạch.

Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

Bà Nguyễn Thị Lan ở thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) khẩn trương trỉa dặm bổ sung cho số cây lạc bị chết hoặc không nảy mầm.

Trên cánh đồng thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên), vợ chồng bà Nguyễn Thị Lan đang khẩn trương trỉa dặm bổ sung cho số cây lạc bị chết hoặc không nảy mầm. Bà Lan cho biết, những năm trước, gia đình làm 7 sào lạc nhưng vụ xuân năm nay chỉ làm 4 sào. Diện tích còn lại chuyển sang trồng ngô.

“Trồng lạc mất rất nhiều công chăm sóc, đặc biệt là khâu thu hoạch. Trừ chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật, thu nhập không còn được bao nhiêu. Vì vậy, tôi cũng như nhiều hộ dân đã giảm diện tích trồng lạc, chuyển sang trồng ngô” – bà Lan cho biết.

Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

Nông dân Hương Khê ra đồng gieo trỉa lạc xuân (ảnh chụp ngày 1/2/2021).

Theo tính toán của bà Lan, chi phí giống, phân bón cho 1 sào lạc hết 1,1 triệu đồng. Với giá lạc khô hiện nay là 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí giống, phân bón thì 1 sào lạc chỉ lãi khoảng 1,8 - 2 triệu đồng.

“Mặc dù lãi gấp 2-3 lần trồng lúa, ngô nhưng do việc thu hoạch lạc đang phải làm bằng thủ công, chưa có máy móc nên mất rất nhiều công lao động. Gia đình nào không có lao động sức khỏe tốt thì rất vất vả. Nhiều nhà đã phải giảm diện tích” – bà Lan cho hay.

Bà Lê Thị Lệ - cán bộ nông nghiệp xã Cẩm Mỹ cho biết, vụ xuân năm nay, Cẩm Mỹ đặt kế hoạch gieo trỉa 200 ha, nhưng đến thời điểm này mới đạt 165 ha. Những năm trước, diện tích lạc trên 220 - 230 ha, nhưng năm nay giảm xuống còn 200 ha. Ngoài nguyên nhân chi phí lao động trồng lạc lớn, lợi nhuận không cao thì năm nay do người dân được hỗ trợ giống ngô nên bà con cũng chuyển đổi sang loại cây trồng này khá nhiều.

Tại huyện Nghi Xuân - địa phương có truyền thống và diện tích gieo trỉa lạc lớn nhất tỉnh với hơn 1.800 ha nhưng đến nay cũng mới đạt 92% kế hoạch.

Theo ông Nguyễn Đức Khánh – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân, cây lạc khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác của Nghi Xuân và cho năng suất khá cao. Tuy nhiên, do “kén” nhân lực lao động, khâu chăm sóc và thu hoạch mất nhiều công sức nên diện tích trồng lạc vẫn chững lại. Mặc dù là cây trồng chủ lực của địa phương nhưng năm nay cũng giảm so với năm trước hơn 200 ha để chuyển sang trồng ngô.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm này, khung lịch thời vụ gieo trỉa lạc xuân 2021 đã kết thúc hơn 10 ngày nhưng diện tích gieo trỉa trên địa bàn Hà Tĩnh mới đạt 9.612 ha/11.111 ha, bằng 86,5% kế hoạch.

Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

Việc thu hoạch lạc chưa có máy móc, phải làm bằng thủ công nên mất khá nhiều công sức. Ảnh tư liệu.

Cũng theo ông Hà, diện tích trồng lạc của Hà Tĩnh từ 21.000 ha (trước năm 2010) nay giảm còn 11.111 ha trong cơ cấu sản xuất của tỉnh. Cây lạc có chi phí trong sản xuất khá cao, đặc biệt là khâu chăm sóc, thu hoạch đang làm bằng thủ công, chưa có máy móc thay thế. Gia đình nào ít lao động, phải thuê nhân công thì không có lãi, thậm chí lỗ.

Từ thực tiễn trong sản xuất và bài toán hạch toán kinh tế, việc điều chỉnh cơ cấu, diện tích cây trồng phù hợp cần được cơ quan chức năng tính toán đảm bảo hiệu quả. Về phía người dân, cần có những giải pháp cải tiến trong sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.