Vợ chồng giáo viên ở Nghi Xuân thêm thu nhập từ nghề “tay trái”

(Baohatinh.vn) - Gia đình anh Hoàng Thanh Tịnh (SN 1977) và chị Nguyễn Thị Nhung (SN 1979, trú tại TDP Hòa Thuận, thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư nhà màng, trồng dưa lưới để tăng thêm thu nhập.

Vợ chồng giáo viên ở Nghi Xuân thêm thu nhập từ nghề “tay trái”

Anh Tịnh, chị Nhung hiện là giáo viên trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Anh Tịnh là giáo viên Trường THCS Hoa Liên còn chị Nhung là giáo viên tại Trường Tiểu học thị trấn Tiên Điền. Với niềm đam mê với nông nghiệp và mong muốn phát triển kinh tế gia đình, năm 2021 anh Tịnh đã bàn với vợ đầu tư nhà màng trồng dưa lưới ngay trên mảnh đất vườn nhà mình.

“Nhận thấy vườn đất nhà rộng mà trồng nhiều cây tạp suốt mấy chục năm qua, tôi cũng tiếc khi đất không sinh lợi. Sau thời gian tìm hiểu cùng với sự giúp đỡ của những người thân, tôi quyết định đầu tư và thuê máy móc, cải tạo lại khu vườn với số tiền ban đầu bỏ ra hơn 500 triệu đồng” anh Tịnh cho hay.

Vợ chồng giáo viên ở Nghi Xuân thêm thu nhập từ nghề “tay trái”

Dưa lưới của anh Tịnh được trồng trực tiếp trên đất nhưng vẫn cho quả to từ 1,3kg trở lên

Nói là làm, vợ chồng anh chị bắt tay vào xây dựng mô hình, thuê người lắp đặt nhà màng hơn 1.000m2. Bắt đầu từ tháng 5/2022, anh Tịnh triển khai trồng vụ dưa đầu tiên. Trên diện tích này, anh trồng 2.400 gốc dưa TL 3 (giống Nhật Bản). Điều khác biệt, dưa lưới của anh Tịnh được trồng trực tiếp xuống đất không qua bầu như một số mô hình khác.

Chị Nguyễn Thị Nhung cho hay: “Ngoài công việc chính giảng dạy tại trường học, về nhà chúng tôi lại tranh thủ thời gian chăm sóc vườn dưa. Huy động nhân lực của gia đình không đủ, nhiều thời điểm, chúng tôi còn thuê thêm công nhân chăm sóc theo thời vụ để đảm bảo tiến độ”.

Anh Nguyễn Hoàng Tài – (cháu anh Tịnh) người trực tiếp phụ trách kỹ thuật mô hình cho biết: “Trước tôi có học tập kinh nghiệm trồng dưa lưới ở một số mô hình trong Đà Lạt, miền Nam và nhận thấy rằng các mô hình đó trồng dưa lưới trực tiếp trên đất cũng đã mang lại hiệu quả cao. Việc trồng trực tiếp giúp chúng tôi giảm được nhiều chi phí ban đầu như mua xơ dừa, làm bầu và cả nhân công lao động”.

Nhờ chăm sóc đúng quy trình, dưa phát triển tốt. Đến nay, dưa đã cho thu hoạch, trung bình mỗi quả cân nặng từ 1,3kg trở lên. Vụ dưa đầu tiên, anh thu hoạch khoảng 2,5 tấn, sau khi trừ chi phí thu về hơn 40 triệu đồng.

“Giống dưa này mỗi năm có thể trồng được 3 vụ. Trồng dưa lưới công việc không quá nặng nhọc nhưng phải chăm sóc cẩn thận, nhất là phòng tránh các loại sâu bệnh. Vụ đầu cho thu hoạch năng suất khá, giá bán ổn định lại được thương lái đến thu mua ngay tại vườn nên gia đình cũng phấn khởi và đang chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Nếu thuận lợi, chúng tôi có thể mở rộng thêm diện tích.” anh Tịnh phấn khởi.

Vợ chồng giáo viên ở Nghi Xuân thêm thu nhập từ nghề “tay trái”

Dưa sau khi thu hoạch được thương lái ở TP Vinh (Nghệ An) mua ngay tại vườn

Bước đầu, sản phẩm dưa lưới của gia đình anh Tịnh đã được người tiêu dùng đón nhận. Thành quả này thể hiện cho sự quyết tâm dám nghĩ, dám làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của những người như anh Tịnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, địa phương.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Xuân Nguyễn Hồng Khoan cho hay: “Thời gian qua trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nhà màng trồng dưa lưới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Các mô hình đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa lại năng suất, hiệu quả khá cao và góp phần vào sự phát triển kinh tế của người dân cũng như huyện nhà. Hội Nông dân huyện cũng chỉ đạo các hội cơ sở trực tiếp khảo sát, hướng dẫn hỗ trợ người dân các nhu cầu cần thiết về vay vốn, khoa học”.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.