Vũ Quang kích hoạt kịch bản phòng cháy, chữa cháy rừng

(Baohatinh.vn) - Dự báo năm 2024, nắng nóng gay gắt hơn, do đó công tác PCCCR đã được các địa phương, chủ rừng ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) chủ động triển khai từ sớm.

Xã Thọ Điền là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện với diện tích hơn 4.640 ha. Từ đầu mùa nắng, Hạt Kiểm lâm Vũ Quang đã tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở người dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Đặc biệt, vừa qua, lực lượng kiểm lâm phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Sơn Thọ tổ chức tuyên truyền, ký cam kết PCCCR cho gần 600 học sinh, giáo viên.

z5440458523612_f8b61667d166cc8700ef908cf846a628 copy.jpg
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Sơn Thọ (xã Thọ Điền) ký cam kết không vi phạm các quy định về PCCCR.

Ông Nguyễn Đăng Nhàn - Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết: “Hoạt động tuyên truyền đã giúp cho học sinh, giáo viên nhà trường nắm vững các quy định cơ bản của pháp luật về PCCCR. Từ đó, giúp giáo viên, học sinh ngăn ngừa các hành vi có thể gây cháy rừng, trở thành những tuyên truyền viên trong việc vận động, nhắc nhở người thân chung tay bảo vệ rừng".

Cũng theo ông Nhàn, nắng nóng năm 2024 được dự báo gay gắt hơn những năm trước, do đó, công tác PCCCR đã được địa phương chủ động từ sớm. Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã rà soát xong các diện tích rừng dễ cháy; phân công, bố trí lực lượng đầy đủ, cụ thể trên từng vùng rừng, nhất là vùng trọng điểm đảm bảo phát hiện, ngăn chặn kịp thời khi không may xảy ra cháy rừng.

Ông Phạm Ngọc Hùng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vũ Quang thông tin: “Ngoài lên kịch bản PCCCR cụ thể, đơn vị đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nêu cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuyệt đối không được đốt thực bì trong những ngày nắng nóng, giám sát lẫn nhau trong bảo vệ rừng. Cùng đó, đơn vị đã phối hợp với các trường học tuyên truyền, nhắc nhở học sinh không đưa các chất dễ cháy nổ, nguồn lửa vào rừng trong những ngày nắng nóng; không tự ý đun nấu trong rừng; kịp thời tố giác các trường hợp vi phạm, cùng chung tay nhắc nhở người thân chung tay bảo vệ rừng”.

z5423827470612_94e922ca0a9317262f38b535d132a97b copy.jpg
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Vũ Quang phát tờ rơi tuyên truyền công tác bảo vệ và PCCCR cho người dân trên địa bàn.

Vườn Quốc gia Vũ Quang được giao quản lý, bảo vệ 57.000 ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó, trên 18.700 ha là rừng thuộc vùng có nguy cơ cháy cao, trải dài trên địa bàn 3 huyện (Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn) với hơn 62 km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Lào. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, ngay từ đầu mùa nắng năm nay, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó với “giặc lửa”.

Theo đó, đơn vị đã chủ động tu sửa các biển tường, biển cấp dự báo cháy rừng, chòi canh lửa; xây dựng kịch bản, kế hoạch tuần tra, trực gác 24/24h, kiểm soát người dân ra vào rừng; thực hiện tốt công tác canh phòng theo dõi diễn biến trong rừng để có phương án ứng phó trong mọi tình huống.

IMG_7528 copy.jpg
Vườn Quốc gia Vũ Quang được giao quản lý, bảo vệ 57.000 ha rừng và đất lâm nghiệp.

Ngoài diện tích rừng lớn ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, toàn huyện Vũ Quang hiện còn có gần 50.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố đều trên 10 xã, thị trấn. Trong đó, có hơn 12.000 ha rừng trọng điểm dễ xảy ra cháy, tập trung tại các xã: Hương Minh, Thọ Điền, Quang Thọ và thị trấn Vũ Quang. Để chủ động PCCCR, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đơn vị chức năng, chủ rừng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong suốt thời kỳ nắng nóng cao điểm về nguy cơ cháy rừng.

Đồng thời, chỉ đạo hạt kiểm lâm phối hợp với địa phương và đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân; hướng dẫn, kiểm tra công tác đốt, dọn thực bì và tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với hộ dân có diện tích đất sản xuất gần rừng. Hướng dẫn các hộ có rừng xây dựng phương án PCCCR theo nguyên tắc "4 tại chỗ"; chú trọng tu bổ các đường băng, đường ranh cản lửa, chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ, vật tư, phương tiện để PCCCR...

Biển cảnh báo được gắn tại các khu vực rừng trọng điểm dễ xảy ra cháy.
Biển cảnh báo được gắn tại các khu vực rừng trọng điểm dễ xảy ra cháy.

Ông Tôn Quang Thanh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vũ Quang cho biết: “Năm 2024, địa phương đề ra mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững 39.302 ha rừng tự nhiên; nâng cao năng suất, chất lượng 10.074 ha rừng trồng; phấn đấu độ che phủ rừng ở mức 74%; đặc biệt là thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, không để xảy ra các điểm phát lửa, cháy rừng trên diện rộng.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, địa phương đã thành lập 12 ban chỉ đạo bảo vệ rừng với gần 300 người, 24 tổ xung kích chữa cháy rừng với gần 500 người; xây dựng kế hoạch tổ chức, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra. Đồng thời, huy động dân quân, tự vệ và người dân phối hợp với lực lượng chuyên trách, chủ rừng tổ chức các đợt ra quân phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa, sửa chữa chòi canh... để hạn chế mức thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng".

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.