Vựa lạc xuân Lộc Hà phấn đấu gieo trỉa 1.003 ha

(Baohatinh.vn) - Dù thời tiết không thực sự thuận lợi nhưng vựa lạc Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất 1.003 ha lạc vụ xuân trong 25 ngày tới và hướng đến mục tiêu đạt sản lượng gần 3.000 tấn.

Vựa lạc xuân Lộc Hà phấn đấu gieo trỉa 1.003 ha

Nông dân thị trấn Lộc Hà tranh thủ xuống giống lạc vụ xuân ở những vùng đồng cao, khô ráo để kịp tiến độ mùa vụ.

Dù thời tiết đang mưa rét nhưng sau những ngày nghỉ tết cổ truyền, gia đình anh Lê Bình ở TDP Yên Bình (thị trấn Lộc Hà) đã gấp rút chuẩn bị bóc vỏ chuẩn bị lạc giống cho 7 sào đất màu. Vì trong năm chưa trỉa được sào nào nên ngoài việc lựa chọn 120 kg lạc giống chất lượng tốt, tiến hành bóc tách, bảo quản cẩn thận thì anh Bình cũng đang gấp rút chuẩn bị phân chuồng, kiểm tra đất sau cày ải, độ ẩm của đất… chờ trời hửng nắng là lập tức gieo trỉa.

Anh Trần Văn Hiếu - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Lộc cho biết: "Năm nay, địa phương chúng tôi có kế hoạch sản xuất 197 ha lạc vụ xuân. Trong tết, bà con đã xuống giống được khoảng 70% diện tích ở những vùng cồn cao; số diện tích còn lại ở các vùng đồng thấp của TDP Yên Bình, TDP Khánh Yên thì đã cơ bản chuẩn bị xong các điều kiện phục vụ sản xuất, chỉ cần nắng ấm là có thể xuống giống, phấn đấu khoảng 20 ngày nữa sẽ hoàn thành việc gieo trỉa”.

Vựa lạc xuân Lộc Hà phấn đấu gieo trỉa 1.003 ha

Ông Phạm Văn Đăng (xã Thịnh Lộc) đang tranh thủ đổ phân để vài ngày tới sẽ cày trở và xuống giống.

Sáng mồng 4 tết, ông Phạm Văn Đăng ở thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc đã đi đến tận từng đám ruộng kiểm tra tình hình nảy mầm, phát triển của 7 sào lạc (kế hoạch làm 13 sào) được xuống giống trước tết Nguyên đán để có kế hoạch trỉa dắm sau đợt rét kéo dài. Buổi chiều, ông tranh thủ bón phân chuồng cho 6 sào còn lại, chuẩn bị tiến hành cày trở, sớm lên luống, xuống giống.

Theo kế hoạch của ông Đăng, những ngày tới, gia đình sẽ huy động tối đa nhân lực, sức cày kéo, phân tro, giống má để gấp rút xuống giống 6 sào lạc còn lại, những vùng đồng ẩm ướt xuống giống muộn nhất cũng phải hoàn thành trước tháng 3 theo kế hoạch thời vụ xã đã thông báo.

Chủ tịch UBND xã Thạch Lộc Nguyễn Khắc Phong thông tin: “Vụ xuân này, toàn xã sẽ làm 180 ha lạc. Do đại đa số đất màu của xã đều ở vùng cồn cao, khô ráo nên đến thời điểm này, bà con đã xuống giống được khoảng 80%. Hiện, chúng tôi đang tập trung đôn đốc, chỉ đạo bà con thăm đồng để bảo vệ số diện tích đã xuống giống và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khi thời tiết nắng ấm là xuống giống hết 20% diện tích còn lại”.

Vựa lạc xuân Lộc Hà phấn đấu gieo trỉa 1.003 ha

Các cánh đồng lạc ở Thịnh Lộc bừa đất, dọn cỏ, bón phân để có thể xuống giống ngay khi nắng ấm.

Không chỉ có thị trấn Lộc Hà hay xã Thịnh Lộc mà tất cả các địa phương ở vựa lạc Lộc Hà đều đang có sự chuẩn bị chu đáo, hướng tới một vụ lạc xuân thắng lợi, nhất là các xã trọng điểm như: Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ, Hồng Lộc, Bình An… Tất cả đều tập trung phấn đấu hướng tới một vụ mùa thắng lợi toàn diện.

Theo kế hoạch, vụ lạc xuân năm nay, huyện Lộc Hà sản xuất hơn 1.003 ha, đến thời điểm này đã xuống giống được khoảng 46% diện tích. Ngoài các diện tích đã xuống giống đang được chăm sóc, theo dõi cẩn thận trước sự phá hoại của chuột bọ, sâu bệnh và ảnh hưởng từ thời tiết cực đoan thì bà con nông dân Lộc Hà cũng đang gấp rút chuẩn vật tư, giống má, nông cụ chờ thời tiết nắng ấm là xuống giống hết diện tích còn lại.

Vựa lạc xuân Lộc Hà phấn đấu gieo trỉa 1.003 ha

Nông dân Thạch Mỹ chuẩn bị lạc giống để sẵn sàng gieo trỉa khi thời tiết ấm lên.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình cho biết: “Hướng tới mục tiêu phủ kín hơn 1.003 ha, năng suất 29,9 tạ/ha, sản lượng đạt 2.998 tấn, chúng tôi đã xây dựng lịch thời vụ, kế hoạch sản xuất, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật canh tác cụ thể. Các vùng lạc đồi, cồn bãi dễ gặp hạn thì đã động viên bà con xuống giống xong trước tết cổ truyền, khoảng 545 ha còn lại sẽ chỉ đạo, đôn đốc xuống giống xung quanh tiết Lập Xuân và kết thúc gieo trước ngày 28/2. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích, hướng dẫn bà con nên sử dụng chủ lực giống L14, V79, tiếp tục mở rộng diện tích giống TK10 để đảm bảo năng suất, sản lượng”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.