Xã Mai Phụ: Phát huy truyền thống, vững vàng xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Nhân dân xã Mai Phụ (Lộc Hà - Hà Tĩnh) có truyền thống yêu nước nồng nàn. Đặc biệt, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, truyền thống ấy đã được khơi dậy, tạo thành sức mạnh to lớn góp phần cùng toàn dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng. Đây chính là “đòn bẩy” quan trọng để Mai Phụ hoàn thành xuất sắc công cuộc xây dựng NTM.

Xã Mai Phụ: Phát huy truyền thống, vững vàng xây dựng nông thôn mới

Đường về Mai Phụ

Hiên ngang trong lửa đạn

Những ngày cách mạng mới thành công, dẫu còn muôn vàn khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn một lòng đi theo Đảng, tiến hành cuộc kháng chiến cứu quốc. Nhiều chiến sỹ cách mạng đã bị bắt và tra tấn dã man, thậm chí là bị chôn sống, bắn chết như: Nguyễn Trung, Nguyễn Trạch, Nguyễn Phương, Lê Hịch, Lê Đình Trợi, Nguyễn Thanh, Nguyễn Toại, Nguyễn Phí, Phan Bốn, Nguyễn Đường, Biện Tiến, Lê Trình, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Trí Tịnh, Nguyễn Ngọc Ngoạn…

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hàng trăm con em Mai Phụ đã lên đường gia nhập Vệ quốc quân. Hàng vạn ngày công, hàng ngàn cây phi lao, tre, gỗ được huy động tham gia đào hào, đắp lũy, đắp ụ chướng ngại vật, vót chông tổ chức kháng chiến.

Xã Mai Phụ: Phát huy truyền thống, vững vàng xây dựng nông thôn mới

Đền thờ vua Mai Hắc Đế

Tháng 6/1951, giặc Pháp đổ bộ theo đường biển vào làng Mai Lâm bằng ca nô, nhờ có sự chuẩn bị trước, dân quân du kích xã Mai Phụ mưu trí, bình tĩnh, sáng suốt tiêu diệt tại chỗ 5 tên giặc khiến bọn Pháp hốt hoảng rút lui. Trận đánh ở làng Mai Lâm là trận đánh tiêu biểu cho lòng gan dạ của dân quân du kích quê hương Mai Hắc Đế.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, song song với việc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, nhân dân Mai Phụ tiếp tục đóng góp sức người, sức của chi viện cho miền Nam; trên 497 người tham gia lực lượng tải đạn, tải lương thực phục vụ chiến trường; vận tải 32.000 tấn lương thực, 250 tấn thực phẩm, 290 tấn rau quả các loại; quyên góp gửi ra tiền tuyến 21.000 kg gạo, 65 vòng vàng, 19 vòng bạc để chuyển cho các chiến trường miền Nam…

Xã Mai Phụ: Phát huy truyền thống, vững vàng xây dựng nông thôn mới

Thế hệ tương lai xã Mai Phụ đang từng ngày rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Ảnh: Thúy Ngọc

Trải qua 2 cuộc kháng chiến, Mai Phụ đã huy động 1.057 người đi TNXP, 1.970 thanh niên tòng quân nhập ngũ, 1.660 lượt người đi dân công hỏa tuyến, trong đó có nhiều người tham gia 3-4 lượt phục vụ dân công hỏa tuyến trên các chiến trường Tây Bắc, Điện Biên, Trung Lào, Thượng Lào, Bình Trị Thiên.

Mai Phụ có 107 người con (trong đó có 10 liệt sỹ chống thực dân Pháp, 6 gia đình liệt sỹ độc nhất) đã anh dũng hy sinh ở các chiến trường; 105 thương bệnh binh đang mang trên mình di chứng chiến tranh…

Xã Mai Phụ: Phát huy truyền thống, vững vàng xây dựng nông thôn mới

Ghi nhận công lao to lớn ấy, Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho Đảng bộ và nhân dân xã Mai Phụ.

Vững vàng trong xây dựng nông thôn mới

Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân xã Mai Phụ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng xây dựng quê hương giàu mạnh. Đến nay, thu nhập bình quân đạt trên 28 triệu đồng/người/năm, kinh tế tăng trưởng bình quân đạt trên 12,9%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành TM-DV, vận tải: Tỷ trọng các ngành nông - ngư - diêm nghiệp chiếm 35%; tiểu thủ công nghiệp - vận tải chiếm 32%, TM-DV 33%.

Xã Mai Phụ: Phát huy truyền thống, vững vàng xây dựng nông thôn mới

Người dân xã Mai Phụ làm đường bê tông theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh tư liệu

Thực hiện chủ trương xây dựng NTM, cấp ủy và chính quyền xã Mai Phụ đã biết nắm bắt thời cơ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đến nay, xã đã xây dựng, cứng hóa bằng bê tông, cán nhựa trên 50 km đường giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại. 7/7 thôn đều được công nhận danh hiệu văn hóa, 96,7% gia đình đạt gia đình văn hóa. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Có 5 di tích được xếp hạng văn hóa cấp tỉnh gồm: Đền thờ Vua Mai Hắc Đế; đền thờ Mai Lâm; chùa Triều Sơn; đền thờ Phạm Tôn Tuyển và đền thờ Nguyễn Xứng.

Xã Mai Phụ: Phát huy truyền thống, vững vàng xây dựng nông thôn mới

Nhân dân thôn Hợp Tiến, xã Mai Phụ ra quân cải tạo vườn tạp, chỉnh trang thôn xóm. Ảnh tư liệu

Riêng năm 2018, toàn xã đã làm mới 6 km đường giao thông nông thôn; 8 km rãnh thoát nước; xây bồn và trồng hàng rào xanh gần 10 km; mở rộng nền đường đạt chuẩn gần 3 km; trồng 1.750 cây bóng mát, 3.450 cây ăn quả các loại; xóa 155 vườn tạp; chỉnh trang 1.560 nhà ở; vận động người dân hiến trên 10.000 m2 đất để mở rộng đường giao thông; xây mới 4 phòng học cao tầng tại trường mầm non, 2 nhà văn hóa thôn Mai Lâm và Đồng Sơn...

Với tinh thần đồng thuận và quyết tâm cao, tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp xã Mai Phụ đạt chuẩn xây dựng NTM năm 2018 theo kế hoạch đề ra.

Hôm nay, con em quê hương Vua Mai Hắc Đế đang ra sức dựng xây xã nhà ngày càng giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với truyền thống cách mạng.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.