Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã khó khăn nhất huyện Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Vượt qua nhiều khó khăn, chính quyền và Nhân dân xã Phú Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) đang tập trung hoàn thành các tiêu chí để đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã khó khăn nhất huyện Can Lộc

Nhân dân xã Phú Lộc tập trung mở rộng các tuyến đường liên thôn.

Phú Lộc là xã khó khăn của huyện Can Lộc với gần 80% diện tích địa hình là đồi núi. Đời sống người dân còn nhiều vất vả, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nhưng lại manh mún, nhỏ lẻ. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, thu nhập đầu người thấp so với bình quân chung của toàn huyện. Với sự đồng lòng, nỗ lực cao của cấp ủy, chính quyền và người dân, cuối năm 2018, Phú Lộc đã về đích NTM. Từ năm 2021 địa phương bắt đầu bước vào xây dựng xã NTM nâng cao.

Những ngày này, Nhân dân xã Phú Lộc đang tập trung mở rộng các trục đường, chỉnh trang vườn mẫu, xây dựng hàng rào xanh... với quyết tâm cuối năm 2023 đạt chuẩn NTM nâng cao. Bà Nguyễn Thị Huệ (SN 1972, trú thôn Tiến Thịnh, xã Phú Lộc) chia sẻ: "Dù hoàn cảnh khó khăn, đất vườn nhà khá chật hẹp nhưng khi có chủ trương xây dựng xã NTM nâng cao, gia đình tôi đã hiến gần 50m2 và phá dỡ các công trình để mở rộng đường, góp phần cùng toàn xã hoàn thành các tiêu chí..."

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã khó khăn nhất huyện Can Lộc

Người dân tình nguyện hiến đất mở rộng đường, xóa bỏ các tuyến đường xuống cấp, chật hẹp.

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc Nguyễn Sỹ Chương thông tin: “Bước vào xây NTM nâng cao, địa phương xác định sẽ rất khó khăn, đầu tiên là việc huy động nguồn lực từ Nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông, môi trường của xã còn rất hạn chế.... Trước thực tế đó, chính quyền xã đã nhiều lần tổ chức họp bàn phương án, lấy sự tiên phong của đảng viên làm “đòn bẩy” để Nhân dân tin và làm theo. Cán bộ xã kiên trì vận động, thuyết phục bà con vì lợi ích chung, khó khăn ở đâu thì tìm cách tháo gỡ ở đó..”.

Nhờ phát huy tốt quy chế dân chủ, từ cuối năm 2021 đến nay, toàn xã đã huy động được 15 tỷ đồng nâng cao các tiêu chí NTM, trong đó gần 6 tỷ đồng là nguồn lực được huy động từ Nhân dân. Nhiều hộ dân tuy đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng vẫn nhiệt tình hiến đất, phá dỡ công trình kiên cố, đóng góp ngày công mở rộng đường...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã khó khăn nhất huyện Can Lộc

Xã Phú Lộc xây dựng được 10 mô hình kinh tế cho thu nhập khá trở lên, 105 vườn mẫu đạt chuẩn.

Được biết, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, toàn xã Phú Lộc đã đổ bê tông gần 4km đường liên thôn, xây dựng 100 công trình vệ sinh, 226 hố lắng, trồng mới 7km hàng rào xanh, xây dựng 1km kênh mương nội đồng, cải tạo gần 100 vườn tạp, nâng cấp nhà văn hóa các thôn...

Đặc biệt, Phú Lộc đã nâng cấp được các tuyến đường từ 3m lên 6m, lắp đặt đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng. Toàn xã có 10 mô hình kinh tế cho thu nhập khá trở lên, xây dựng được 105 vườn mẫu đạt chuẩn.

Sau gần 2 năm triển khai xây dựng NTM nâng cao, đến thời điểm này, xã Phú Lộc đã hoàn thành 12/20 tiêu chí, có 5/8 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu. Chính quyền và Nhân dân toàn xã đang tập trung nhân lực, nguồn lực phấn đấu đưa cả 3 thôn còn lại đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu trong năm nay.

Bên cạnh kết quả đạt được, địa phương cũng còn những khó khăn nhất định trong xây dựng NTM. Đặc biệt, là một số tiêu chí khó như: chất lượng môi trường sống (tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung phải đảm bảo đạt từ 55% số hộ dân trở lên), tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.... muốn hoàn thành cần có nguồn kinh phí rất lớn, nếu chỉ dựa vào sức đóng góp của Nhân dân thì khó có thể thực hiện.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã khó khăn nhất huyện Can Lộc

Xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo xã Phú Lộc.

Chủ tịch UBND xã Phú Lộc Nguyễn Duy Vỵ chia sẻ: “Để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại, địa phương tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo. Chúng tôi cũng rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, nhất là về nguồn kinh phí để hoàn thành các tiêu chí khó, vượt quá khả năng của xã".

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.