Xây dựng NTM ở Nghi Xuân: Trở ngại nhiều, quyết tâm cao!

Theo lộ trình, năm 2013, xã Xuân Viên phải hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM nhưng hiện tại mới chỉ đạt nửa yêu cầu. Các xã: Xuân Hội, Cương Gián, Xuân Lĩnh cũng đang “vất vả” trên lộ trình về đích vào năm 2015. Dù rất nỗ lực nhưng do nhiều trở ngại, khiến Nghi Xuân lâm vào khó khăn...

Nhân dân thôn 5, xã Xuân Lam (Nghi Xuân) làm đường giao thông nông thôn.
Nhân dân thôn 5, xã Xuân Lam (Nghi Xuân) làm đường giao thông nông thôn.

“Có 3 tiêu chí khó khăn nhất đến nay Xuân Viên vẫn còn “nợ” và chắc chắn không thể hoàn thành trong năm nay là: an ninh trật tự, hệ thống chính trị, cơ sở vật chất trường học, mặc dù ở thời điểm hiện tại, 6 tiêu chí khác đều đạt từ 80-90%. 3 xã đăng ký hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nêu trên, xã nhiều nhất là Xuân Hội mới đạt 10 tiêu chí” - Phó Văn phòng BCĐ xây dựng NTM huyện Nghi Xuân - Lê Thanh Bình cho biết.

Trong xây dựng NTM thì đề án sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, thực tế ở các xã, công tác quy hoạch chi tiết vùng quy hoạch, sản xuất tập trung còn hạn chế mà nguyên nhân được xác định là thiếu vốn. Về lý thuyết thì công tác này Nhà nước bỏ 100% vốn, nhưng thực tế nguồn tiền này hiện chưa có nên rất khó thực hiện. Không phải là trọng điểm lúa nên xuất khẩu lao động chính là điểm nhấn tạo đột phá cho 2 xã: Cương Gián, Xuân Hội đi lên. Song, thẳng thắn nhìn nhận thì yếu tố tạo đà này không phát huy được tác dụng bởi nhiều lao động sau khi “ôm” một khoản tiền về nước lại tìm đến những mảnh đất “hứa” khác để đầu tư.

Xuất khẩu lao động đã mang lại nguồn thu hàng năm 70-80 tỷ đồng cho xã Cương Gián, nhưng có một nghịch lý ít người biết là tỷ lệ hộ nghèo ở đây vẫn chiếm hơn 12%. Theo đánh giá của ông Bình, thì đây là những hộ “nghèo truyền kiếp”, vì vậy, vấn đề giảm nghèo đang là một thách thức lớn.

Khó khăn nhất trong xây dựng NTM ở các xã là thay đổi tư duy làm kinh tế. Thay đổi lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức làm ăn lớn cũng đồng nghĩa với việc bỏ ra một nguồn vốn lớn đầu tư phát triển nông nghiệp lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro nên người dân không mặn mà.

Trạm y tế cả 3 xã đều đạt chuẩn giai đoạn 1. Tuy nhiên, sau một thời gian dài không được nâng cấp nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Thiếu nguồn từ các dự án nên công tác khắc phục, sửa chữa chưa biết khi nào mới thực hiện được. Đặc biệt, với mật độ dân cư dày đặc như ở Xuân Hội thì việc triển khai xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, trường học đang khiến địa phương lúng túng, lãnh đạo xã đau đầu.

Khó khăn là vậy, gian nan là thế, nhưng huyện Nghi Xuân vẫn quyết tâm cao. Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã làm hơn 40 km đường GTNT với tổng số vốn đầu tư hơn 17 tỷ đồng cùng hơn 20.000 ngày công đóng góp của nhân dân. Đến cuối năm 2013, huyện sẽ hoàn thành 63 km như nghị quyết HĐND đặt ra từ đầu năm.

Cùng đó, huyện còn tạo mọi điều kiện để các hộ tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ lãi suất của tỉnh (các quyết định: 26/2012/QĐ-UBND và 09/2013/QĐ-UBND) đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi tập trung. Đã có 557 khách hàng được vay với tổng dư nợ 67 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, toàn huyện có 268 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 5 con trở lên…

Vẫn còn hơn 2 năm để các xã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy nội lực, mong mỏi lớn nhất của huyện Nghi Xuân là đề nghị UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM; đặc biệt là cơ chế lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu như: kiên cố hóa kênh mương, trường học, trạm y tế. Đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng âu thuyền tránh trú bão tại Xuân Hội và phát triển thêm nhiều đội tàu đánh bắt xa bờ; hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện quy hoạch phát triển KT-XH vùng ven chân núi Hồng Lĩnh.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.