Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang nỗ lực xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm trứng vịt lộn Đức Bình của HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ.

Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

Tại cơ sở ấp trứng vịt lộn Đức Bình của HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), công nhân đang tất bất đóng gói sản phẩm để chuyển hàng đi ngoại tỉnh. Thời điểm này, nhu cầu của thị trường cao nên hệ thống lò ấp trứng của HTX hoạt động với công suất tối đa. Trung bình mỗi ngày, HTX sản xuất 1 - 1,2 vạn trứng vịt lộn để cung cấp cho thị trường Hà Tĩnh và các địa phương như: Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị…

Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

Ông Bùi Đức Bình – Giám đốc HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ cho biết: “Năm 2001, gia đình tôi phát triển chăn nuôi vịt đẻ trứng. Đến năm 2007, nhận thấy sản xuất trứng vịt lộn có nhiều tiềm năng, tôi đã đầu tư lò ấp trứng công nghiệp. Từ chỗ chỉ có 1 lò ấp, hiện nay, cơ sở đã trang bị được 14 lò ấp với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng”.

Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

Chu kỳ của 1 lò ấp trứng mất khoảng 14 - 16 ngày. Với 14 lò ấp, mỗi ngày, HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ cho ra 1 lò với số lượng từ 1 - 1,2 vạn trứng vịt lộn thành phẩm. Ngoài sản xuất trứng vịt lộn, HTX còn cung ứng cho thị trường khoảng 5.000 trứng vịt. Trung bình mỗi ngày, HTX đạt doanh thu khoảng 60 triệu đồng.

Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

Tôi thu mua trứng của các trang trại với giá khoảng 3.300 đồng/trứng. Sau khi ấp thành trứng vịt lộn, tôi bán ra thị trường với giá từ 4.200 - 4.500 đồng/trứng. Để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng tầm nông sản, mở rộng thị trường, hiện nay, chúng tôi đang xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm trứng vịt lộn Đức Bình”. - Giám đốc HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ Bùi Đức Bình chia sẻ.

Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

Để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, đầu năm 2022, HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ chính thức được thành lập với tổng vốn điều lệ 10 tỷ đồng. HTX hiện có 10 thành viên là các chủ trang trại chăn nuôi vịt quy mô từ 500 - 1.200 con/lứa, thuộc các xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch… Hiện nay, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các trang trại này đã xây dựng thành công tiêu chuẩn VietGAP.

Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

Ông Dương Trí Thìn (thôn 6, xã Cẩm Mỹ) - thành viên HTX cho biết: "Trung bình mỗi ngày, đàn vịt 1.200 con của gia đình sản xuất 1.000 trứng. Hướng tới sản xuất sản phẩm OCOP, chúng tôi đã quy hoạch lại trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm trứng vịt của chúng tôi đã có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, hi vọng thời gian tới, trứng vịt lộn Đức Bình đạt tiêu chuẩn OCOP thì tiêu thụ sẽ được giá hơn".

Xây dựng thương hiệu OCOP cho trứng vịt lộn ở Cẩm Xuyên

Hiện nay, UBND huyện Cẩm Xuyên đang hỗ trợ HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ xây dựng nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm đạt tiêu chuẩn. HTX cũng đang đặt hàng nhập khẩu máy rửa trứng để hoàn thiện chuỗi sản xuất đạt tiêu chuẩn OCOP.

HTX Nông nghiệp và Chăn nuôi tổng hợp Cẩm Duệ hiện đang tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với mức lương tử 5 - 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, HTX còn bao tiêu sản phẩm cho 10 trang trại chăn nuôi trên địa bàn và vùng phụ cận. Hiện nay, địa phương đang tích cực hỗ trợ HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho trứng vịt lộn Đức Bình. Đạt tiêu chuẩn này, sản phẩm sẽ được nâng tầm, từ đó thị trường được mở rộng, góp phần đưa lĩnh vực chăn nuôi của địa phương ngày càng phát triển.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ Võ Tá Kỷ

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.