Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dự kiến cả năm nay, xuất khẩu tôm sẽ đạt kết quả tương đối tốt với giá trị trên 3 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả năm cán đích trên 7 tỷ USD.
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh minh họa từ internet
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tính chung cả năm diện tích nuôi trồng tôm đạt 660.000 ha với sản lượng tôm có thể đạt 680.000 tấn. Dự kiến, trong thời gian tới, diện tích nuôi trồng tôm sẽ được nâng lên khoảng 700.000 ha.
Với hai nhóm sản phẩm lớn gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tôm là mặt hàng còn dư địa phát triển rất lớn. Để bảo đảm mở rộng diện tích nuôi trồng tôm, chủ động nguồn giống là một trong những yếu tố khá quan trọng.
“Hiện nay, đối với tôm thẻ chân trắng, đã có 131 doanh nghiệp bước đầu tham gia làm tốt khâu tiếp nhận mua nguồn giống bố mẹ từ nước ngoài về để sản xuất giống tôm. Sản xuất tôm giống bố mẹ trong nước hiện đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu thực tế. Dự tính 3-5 năm nữa, với sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể cơ bản làm chủ con giống bố mẹ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Với tôm sú, giống tôm chủ yếu đang tận dụng trong tự nhiên, trước mắt đáp ứng được nhu cầu. Bộ NN&PTNT đang tập trung chỉ đạo nghiên cứu một số đề tài để giải quyết vấn đề tôm sú bố mẹ, bởi đây là dư địa đặc biệt có thể mở rộng diện tích nuôi trồng với giá trị kinh tế cao.
Liên quan tới thông tin mới đây Hoa Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá khá cao với tôm xuất khẩu của Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ quan điểm: Khi đã chấp nhận “sân chơi” quốc tế, đương nhiên Việt Nam phải đối đầu với các vấn đề như vậy. Quan điểm của cơ quan quản lý là khi có tình huống xảy ra thì cần tìm cách ứng phó, đề nghị các doanh nghiệp cũng có cái nhìn đúng đắn như vậy. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công Thương để bàn các bước đi tiếp theo.
Ngoài nỗ lực ứng phó với vấn đề áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm từ Hoa Kỳ, việc mở rộng khai thác thị trường khác cũng là yếu tố quan trọng mà Bộ NN&PTNT chú trọng.
Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã sang Australia thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tôm nguyên con. Dự kiến, tháng 11 tới, phía Australia sẽ sang tổng kiểm tra điều kiện Việt Nam, mở ra triển vọng thúc đẩy xuất khẩu tôm nói riêng, thủy sản nói chung.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 nên ngày từ đầu năm xã Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ, ông Dương Công Lưu đã "biến" vùng đất đồi Khe Xai (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành trang trại tổng hợp cho thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng Hà Tĩnh và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới, nhất là trên giống nhiễm và chân ruộng thừa đạm.
Tiếp tục giữ lửa phong trào, người dân các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều đang tích cực ra quân nâng chất các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Với sự tận tụy, trách nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Sơn đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng thôn Hồng Kỳ, xã Sơn Phú (Hương Sơn) ngày càng văn minh, giàu đẹp.