(Baohatinh.vn) - Sau 4 ngày “nằm dài” tránh bão tại âu thuyền Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), các chủ tàu khai thác hải sản lại tất bật chuẩn bị nhu yếu phẩm, ngư cụ để giong thuyền ra khơi.
Trên bến cảng Cửa Sót, từ chiều tối 26/7, không khí chuẩn bị cho chuyến biển đầu tiên sau bão bắt đầu hối hả. Hàng trăm tàu thuyền chờ đến giờ thuỷ triều lên để xuất bến.
Anh Nguyễn Cư (chủ tàu cá 9337-TS ở Quảng Nam) cho biết: “Mùa này gió bão liên tục. Tàu vào đây hơn 3 ngày rồi, giờ biển lặng nên phải ra khơi thôi. Lần này mong sao trời yên biển lặng dài dài để chúng tôi có thể đánh bắt được sản lượng như mong muốn”.
Ngư dân tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyển biển đầu tiên sau bão số 4
Còn với anh Nguyễn Văn Thiệt (chủ tàu DNA 90801–TS ở Đà Nẵng): “Dù nghe thông tin có 1 cơn bão nữa đang hình thành ngoài khơi xa nhưng chúng tôi vẫn quyết định ra khơi. Tôi cũng đã chi 50 triệu mua sắm đá lạnh, dầu máy và nhu yếu phẩm để ra khơi trở lại. Chuyến ra khơi dang dở vừa rồi chỉ mang về 70 triệu, trong khi bình thường, sau 20 ngày bám biển, tàu phải thu được từ 150 triệu – 250 triệu cơ”.
Chủ tàu Nguyễn Văn Thiệt (Đà Nẵng) bảo dưỡng máy móc trước lúc ra khơi
Ông Bùi Tuấn Sơn – Giám đốc BQL Cảng cá Hà Tĩnh cho biết: “Ngư dân vào tránh bão tại đây đều là những tàu đánh bắt trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Chúng tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu và người lao động trong suốt thời gian họ lưu trú. Hiện nay, thời tiết bắt đầu ổn định, các chủ tàu đều đã gọi lao động trở lại tàu và từ sáng 26/7 đã bắt đầu khởi động máy, sửa chữa ngư lưới cụ, chủ động mua sắm nhu yếu phẩm để ra khơi. Ban cũng khuyến cáo ngư dân luôn cập nhật thông tin thời tiết để dễ dàng ứng phó khi có diễn biến bất thường".
Lần lượt từ đêm 26 đến sáng nay (27/7), hàng trăm tàu thuyền ở Cảng Cửa Sót lại ra khơi bám biển
Lưu trú tại cảng cá Thạch Kim có rất nhiều loại tàu từ dưới 100 CV đến trên 800 CV của ngư dân Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình… Đến cuối ngày hôm qua, hầu hết những tàu trên 100 CV đánh bắt ngoài khơi đều đã chuẩn bị xong nhu yếu phẩm, ngư cụ ra khơi vào khoảng 19h tối 26/7. Riêng những tàu dưới 100 CV, đánh bắt trong lộng sẽ bắt đầu ra khơi vào 2h sáng ngày 27/7.
Những năm gần đây, việc nuôi các loại động vật rừng như chồn hương, nhím, dúi… đang được người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng kinh tế.
Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Với giá nhập sỉ cam chanh từ 30 nghìn đồng/kg, cam giòn từ 40 nghìn đồng/kg, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi vì cam được mùa, được giá ngay từ đầu vụ.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2028.
Sở hữu “vé thông hành” OCOP 4 sao, sản phẩm trà gạo lứt OMEGA An phát (xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) không chỉ nâng tầm thương hiệu mà còn rộng mở thị trường, tăng doanh thu cho cơ sở.
Không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hệ thống thủy lợi huyện Nỏng Bốc, tỉnh Khăm Muồn (CHDCND Lào) còn là biểu tượng của tình anh em đoàn kết Hà Tĩnh và Khăm Muồn.
Anh Lê Công Tuấn ở xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã “hồi sinh” những ao hồ tự nhiên để nuôi tôm càng xanh, cá diêu hồng, chạch rú... và thu lợi nhuận 400 - 500 triệu đồng/năm.
Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vận động cải tạo được 9.956 vườn, xây dựng được 901 vườn mẫu và hình thành 142 mô hình kinh tế cho thu nhập cao.
Giấy phép môi trường là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thế nhưng, hiện nay, gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ở Hà Tĩnh lại thiếu giấy phép quan trọng này.
Với việc Hương Khê hoàn thành các tiêu chí huyện NTM, Hà Tĩnh sẽ có 100% huyện đạt chuẩn, tạo tiền đề quan trọng cho mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh NTM.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.
Nói đi đôi với làm, gần gũi, nhẹ nhàng tuyên truyền, giải thích để người dân thông suốt về xây dựng nông thôn mới là cách làm của bà Lê Thị Kim Lương - người hơn 20 năm gánh vác việc làng ở thôn Vĩnh Hội, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh).
Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu Hà Tĩnh bỏ phiếu đề nghị UBND tỉnh công nhận xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh đạt chuẩn NTM nâng cao.
Từ một gia đình khó khăn nhưng bằng bàn tay yêu lao động, vợ chồng bà Lâm Thị Mai (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm sẽ phối hợp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tham gia sản xuất theo các chương trình, dự án hợp tác nông nghiệp hữu cơ ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Tham gia chương trình OCOP là hướng đi của ông chủ HTX Nông nghiệp sạch Hatisa (TP Hà Tĩnh) nhằm nâng tầm chất lượng, thương hiệu, tạo cơ hội phát triển, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Hà Tĩnh đã có 76/76 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS; 100% tàu cá đã nhập vào dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFISHBASE).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoàn yêu cầu các đơn vị, địa phương, trong đó có Hà Tĩnh, theo dõi sát diễn biến, hướng di chuyển của bão số 6 để sẵn sàng phương án ứng phó.
Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Với sự quyết tâm của chính quyền và Nhân dân, xã Quang Diệm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí, phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024.
Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Sản phẩm mật ong OCOP 3 sao của anh Nguyễn Văn Triều ở xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) không chỉ giúp gia đình ổn định đầu ra mà còn giúp địa phương đa dạng sản phẩm OCOP.