Cảnh báo khai thác nhựa thông kiểu tận diệt

(Baohatinh.vn) - Vì muốn cho năng suất mủ cao trong khoảng thời gian ngắn, một số chủ rừng thông ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang áp dụng biện pháp chích diệt khi khai thác nhựa, để lại hệ lụy không tốt về sau.

VIDEO: Tình trạng khai thác chích diệt để lấy nhựa thông trên đồi Rú Vằng

Tại khu vực đồi Rú Vằng nằm trên địa bàn 3 xã Kim Hoa, Sơn Bình và Sơn Châu (Hương Sơn) có hàng trăm ha rừng thông được trồng từ những năm 1980. Rừng thông được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt gồm rừng thuộc Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Ngàn Phố chịu trách nhiệm quản lý và rừng do người dân địa phương làm chủ (nằm ở Tiểu khu 32C - xã Sơn Bình và Tiểu khu 32B - xã Sơn Châu). 2 khu vực rừng được ngăn cách nhau bởi một đường băng cản lửa dài gần 2 km, rộng 15m và có 2 phương pháp khai thác thông lấy nhựa trái ngược.

Cảnh báo khai thác nhựa thông kiểu tận diệt

Đường băng cản lửa chia đồi Rú Vằng thành 2 phần: bên trái là rừng thông thuộc BQL Rừng phòng hộ Ngàn Phố, bên phải là rừng thông được giao cho người dân địa phương.

Đối với diện tích thông thuộc BQL Rừng phòng hộ Ngàn Phố, cây được lấy nhựa theo dạng đẽo dọc, hình chữ nhật (chiều dài khoảng 25 cm, rộng 6 cm); dụng cụ khai thác là cuốc đẽo.

Cảnh báo khai thác nhựa thông kiểu tận diệt

Những diện tích thông thuộc BQL Rừng phòng hộ Ngàn Phố được lấy nhựa bằng cuốc đẽo chuyên dụng.

Đối với diện tích rừng do người dân quản lý, thông được lấy nhựa theo dạng chích diệt - một hình thức chỉ áp dụng cho cây yếu hoặc cây thuộc diện chặt hạ.

Những cây thông khai thác nhựa theo hình thức chích diệt được người dân dùng dao chích xuôi theo hình vòng cung (chiều dài khoảng 60 cm, chiều ngang 20 cm/vòng). Có những cây được chích tới 2 đến 3 mảng lớn khiến cho thân cây mất vỏ kéo dài gần từ ngọn xuống tận gốc. Tại các tiểu khu 32C và 32B có hàng nghìn cây thông đang chịu cảnh khai thác tận diệt này.

Cảnh báo khai thác nhựa thông kiểu tận diệt

Diện tích rừng do người dân quản lý, thông được lấy nhựa theo phương pháp chích diệt bằng dao.

Ông Nguyễn Hữu An - Trưởng BQL Rừng phòng hộ Ngàn Phố cho hay, để trồng được cây thông lấy nhựa phải mất hơn 20 năm. Thông là loài cây dễ phát triển và sinh trưởng. Nếu khai thác đúng cách, cây thông có thể có tuổi thọ từ 65 - 70 năm. Khi chăm sóc và lấy nhựa đúng quy trình, cây thông sẽ có sức chống chịu thời tiết cao, chống xói mòn tốt. Tuy nhiên, nếu tiến hành khai thác chích diệt thì cây giảm tuổi thọ, yếu dần đi và nguy cơ cao bị gãy đổ.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Trà - Hạt phó Hạt kiểm lâm Hương Sơn, việc khai thác theo dạng chích diệt chỉ áp dụng để tận thu nhựa những cây thông đã yếu hoặc cây trong diện được chặt hạ để tỉa thưa, phát dọn hành lang nhằm chuyển đổi sang mục đích khác... Do đó, tình trạng khai thác chích diệt trên đồi Rú Vằng đang gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây và công tác bảo vệ rừng, phòng chống thiên tai.

Cảnh báo khai thác nhựa thông kiểu tận diệt

Hàng loạt cây thông được khai thác bằng phương pháp chích diệt trên đồi Rú Vằng.

Được biết, rừng thông trên đồi Rú Vằng được chuyển giao cho người dân quản lý từ năm 1992. Khi cây thông đạt 20 năm tuổi, người dân và BQL Rừng phòng hộ Ngàn Phố tiến hành khai thác theo đúng phương pháp. Tuy nhiên, khoảng giữa năm 2021, người dân ồ ạt tiến hành khai thác nhựa thông theo phương pháp chích diệt.

“Trước đây rừng thông trên địa bàn các xã Sơn Bình, Sơn Châu, Kim Hoa… rất nhiều, nhưng giờ đã được chuyển đổi sang các loại rừng khác (chủ yếu là keo, tràm). Nếu người dân cứ khai thác bằng cách tạc hết vỏ như thế này để lấy nhựa thì chẳng mấy năm nữa rừng thông vùng này sẽ bị xóa sổ”, ông L.V.K ở xã Sơn Bình cho hay.

Ông Nguyễn Huy Văn - Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Nầm cho biết: “Vì là rừng thông do hộ gia đình quản lý và khai thác nên lực lượng kiểm lâm chỉ có thể tuyên truyền vận động để chủ rừng khai thác đúng cách, chứ không thể tiến hành xử phạt”...

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.