Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất, tăng cường liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.

Chiều 14/1, tại xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc tổ chức hội nghị sơ kết Nghị quyết 01-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất

Chủ trì hội nghị.

Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXXVI, Can Lộc thực hiện khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp bằng Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 20/8/2020 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Việc chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc được thực hiện theo 3 phương án: Xây dựng vùng sản xuất tập trung, nông dân góp đất, thành lập tổ hợp tác cùng sản xuất chung; xây dựng khu sản xuất tập trung, các tổ chức, cá nhân thuê lại quyền sử dụng đất của hộ dân để sản xuất; chuyển đổi ruộng đất, gắn với tập trung ruộng đất sản xuất tập trung.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, Can Lộc đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch, công văn, hướng dẫn.

Tại các cơ sở, 18/18 đảng bộ đã ban hành nghị quyết, đề án và chính sách để thực hiện Nghị quyết 01-NQ/HU. Theo đó, quá trình triển khai thực hiện đồng bộ, tập trung, đảm bảo tính thống nhất từ huyện đến các cấp thôn xóm.

Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất

Đến nay, Can Lộc đã thực hiện chương trình tập trung ruộng đất trên diện tích 993,87ha/516,55 ha theo kế hoạch, đạt 193% kế hoạch đề ra. Từ quá trình tập trung ruộng đất, toàn huyện đã đắp mới, nâng cấp 60 km đường giao thông nội đồng, quy hoạch và xây dựng lại 63 km kênh mương.

Tổng khối lượng đất được đào đắp để phục vụ cho việc san lấp, cải tạo là gần 238. 000m3, di dời 245 ngôi mộ. Tổng số lượng giống phục vụ tại các vùng sản xuất tập trung ước tính hơn 26 tấn. Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 12,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện bố trí gần 1,5 tỷ đồng, số còn lại là ngân sách xã và Nhân dân đóng góp.

Việc chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc đã tạo điều kiện để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, là tiền đề để kêu gọi doanh nghiệp liên kết, thay đổi phương thức, hình thức sản xuất của người dân, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, cải tạo bờ vùng bờ thửa...

Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất

Trước đó, các đại biểu đã tham quan mô hình chuyển đổi ruộng đất lần 3 tại xã Thuần Thiện

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế, đó là một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chủ trương lớn. Việc liên kết trong sản xuất tập trung còn hạn chế.

Từ thực tiễn và bài học kinh nghiệm, các đại biểu đề xuất, kiến nghị huyện tiếp tục cho chủ trương quy định chính sách về tập trung ruộng đất theo hướng thưởng cho đơn vị thực hiện tốt mô hình; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia để hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra.

Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân Can Lộc trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Chuyển đổi ruộng đất, phá bờ vùng bờ thửa là một xu thế tất yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, bởi canh tác ở địa phương vẫn đang là nông hộ, vai trò của doanh nghiệp chưa rõ ràng. Việc tổ chức sản xuất để tăng năng suất trên đơn vị diện tích, nâng cao đời sống cho người dân mới là vấn đề lâu dài.

Vì thế việc chuyển đổi ruộng đất phải gắn với đổi mới tổ hình thức sản xuất, hình thành các tổ hợp tác; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.

Chủ đề Đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh vào cuộc sống

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.