(Baohatinh.vn) - Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh đã đến trao tặng xã Hương Lâm (Hương Khê) số tiền 900 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới (NTM).
Ngày 19/8, Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh đã đến trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng NTM cho xã Hương Lâm .
Hương Lâm là xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,6%, cao nhất huyện Hương Khê hiện nay. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân nơi đây đã nỗ lực trong việc huy động các nguồn lực, quyết tâm xây dựng xã Hương Lâm đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2021.
Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ và nhân dân xã Hương Lâm trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đồng thời mong muốn Nhân dân xã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục những khó khăn để đạt mục tiêu đưa xã về đích NTM trong năm nay.
Dịp này, đoàn Công an tỉnh đã hỗ trợ 900 triệu đồng cho xã Hương Lâm, trong xây dựng NTM.
Tiếp đó, đoàn công tác Công an tỉnh đã tham dự lễ khởi công xây nhà nhân ái cho gia đình em Nguyễn Thị Như (thôn Đông Thịnh, xã Gia Phố) do các nhà hảo tâm tài trợ. Hoàn cảnh của em Như đặc biệt khó khăn, bố vừa mổ não, mẹ ốm đau thường xuyên, hiện gia đình em đang sinh sống trong ngôi nhà dột nát, không đảm bảo an toàn. Mặc dù vậy, em Như đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn luôn đạt kết quả xuất sắc trong học tập. Giám đốc Công an tỉnh cũng đã đã trao tặng 10 triệu đồng hỗ trợ gia đình em Nguyễn Thị Như xây dựng nhà ở.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Việc tích cực đưa sản phẩm bán hàng trên các nền tảng số không chỉ đem lại nhiều hiệu quả trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn tạo nên một cuộc cách mạng tư duy, giúp người nông dân Hà Tĩnh từng bước vươn ra “biển lớn".
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.