Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Thuận Hữu, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng dự.
Di tích nhà thờ Tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng tọa lạc tại thôn Lâm Hải, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân. Đây là nơi tế lễ của con cháu trong dòng tộc trong những dịp lễ, tết để tưởng nhớ tri ân bậc tiền nhân đã có công gây dựng một dòng tộc có bề dày lịch sử và khoa bảng trong vùng.
Tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng còn có tên gọi khác là Lượng, hiệu là Xuân Sơn tiên sinh. Ông sinh năm 1546 tại làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh) trong một gia đình truyền thống nho học.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Lê Quang Tùng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trao bằng xếp hạng cấp quốc gia di tích nhà thờ Tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng cho xã Xuân Liên và dòng họ
Nguyễn Bật Lãng sinh ra và lớn lên vào thời Lê Trung Hưng. Ông thi đỗ tiến sỹ vào năm Đinh Sửu (1577) đời vua Lê Thế Tông. Sau khi đỗ tiến sỹ ông được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Dù ở cương vị nào ông cũng dành hết tài năng để cống hiến cho dân, cho nước.
Nhà thờ họ Nguyễn Bật Lãng tại thôn Lâm Hoa, Xuân Liên
Đặc biệt, khi về trí sỹ, Nguyễn Bật Lãng đã dành nhiều tâm lực, trí lực cho việc mở mang khai khẩn đất đai, xây dựng xóm làng ở nhiều nơi. Ông còn mở lớp dạy chữ cho con em trong làng để truyền bá đạo học, nâng cao dân trí và đứng ra kêu gọi mở đường giao thông, lập chợ phát triển kinh tế.
Công lao của Tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng với quê hương đất nước được sử sách ghi nhận, liệt ông vào hàng nhân vật lịch sử tiêu biểu của xứ Nghệ và được các triều đại tôn vinh ghi nhận. Triều Lê đã phong cho ông chức Tự khanh, tước Nam; sau khi mất, triều Nguyễn cũng đã ban sắc phong cho ông là Trung đẳng thần.
Đông đảo người dân tham gia lễ rước bằng...
Với những công lao to lớn của ông, Bộ VH-TT&DL đã có quyết định xếp hạng Nhà thờ Nguyễn Bật Lãng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là quyết định có ý nghĩa nhằm khẳng định vai trò lịch sử của danh nhân Nguyễn Bật Lãng đối với đất nước, quê hương; đáp ứng được nguyện vọng của con cháu dòng học Nguyễn Bật cũng như người dân trong vùng. Đồng thời thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và sự tri ân, ứng xử của hậu thế đối với di sản của tiền nhân.