Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

(Baohatinh.vn) - Dịp rằm tháng 7 này, người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tất bật thu hoạch dưa kim hoàng hậu phục vụ khách hàng. Theo phản ánh của bà con, năm nay, loại dưa này được giá, bởi người tiêu dùng ưa chuộng.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Đến thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn những ngày này, chúng ta sẽ được tận mắt nhìn thấy những quả dưa vàng tròn căng, mũm mĩm treo mình lủng lẳng trên dây trong các nhà kính. Bà Dương Thị Thi - chủ vườn tươi cười giới thiệu: “Gia đình tôi trồng gần 1 sào dưa, mỗi vụ thu hoạch được khoảng 6 tạ, cho thu nhập trên 20 triệu đồng chỉ trong thời gian ngắn”.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Dưa lê vỏ vàng hay còn gọi bằng những cái tên mỹ miều như dưa kim cô nương, hoàng kim, kim hoàng hậu, tùy chủng giống sẽ có ruột vàng, hồng, trắng hay xanh trắng, quả to nặng từ 1kg đến hơn 2kg tùy loại.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Với giá thành cao, bán tại chợ trung bình từ 35 - 40 ngàn đồng/kg, dưa kim hoàng hậu đặc biệt bán chạy trong dịp ngày rằm, lễ tết. Thời điểm hiện tại, vườn của bà Duơng Thị Thi đang trong tình trạng "cháy" hàng. “Chỉ mới vào vụ được mấy hôm, nhưng vườn dưa nhà tôi đã được các tiểu thương chợ đầu mối, các siêu thi đặt hàng với số lượng lớn. Đặc biệt vào dịp rằm, nhu cầu của người dân tăng cao nên không đủ cung ứng cho khách hàng” - bà Thi nói trong niềm phấn khởi.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

“Kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu cũng không có gì phức tạp, thường chỉ 60 - 70 ngày là cho thu hoạch; có thể trồng bầu, hoặc trồng bò ngoài ruộng, thậm chí có nhiều người trồng trên sân thượng. Nhưng để dưa đạt chất lượng tốt nhất, sản lượng cao thì nên trồng trong nhà kính và đòi hỏi người trồng cần có những kỹ thuật cơ bản”, bà Thi vừa bấm cành vừa chia sẻ.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Để cho ra những trái dưa thơm, ngon, được người tiêu dùng đón nhận là cả một quá trình. Trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình, ông Bùi Công Trình (trú tại thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà) đã tìm hiểu, tham khảo kỹ các tài liệu, dự các lớp tập huấn, đồng thời tham quan học hỏi thực tế các mô hình thành công loại dưa này trên địa bàn tỉnh.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Với diện tích 1.000m2 nhà kính, ông Trình chủ yếu trồng hai loại dưa kim hoàng hậu và hồng phi, nhiều luống dưa đang đến kỳ thu hoạch.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, một năm, gia đình ông trồng được 3 vụ dưa. Đối với dưa kim hoàng hậu và dưa hồng phi, thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng 60 – 65 ngày. Mô hình áp dụng theo một quy trình chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, theo dõi quá trình sinh trưởng, tưới nước cho đến khi dưa được thu hoạch.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Dưa được trồng trong nhà lưới nên sản phẩm sạch, được mọi người tin chuộng

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Đến thời điểm hiện tại, mô hình trồng dưa của ông Trình đã cho thu hoạch được trên 5 tạ, trung bình mỗi quả dưa nặng từ 1,6 – 2 kg. Ước tính hết vụ, ông thu được trên 1 tấn dưa, cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Dưa của gia đình ông trồng đã có mặt tại các cửa hàng rau sạch và các chợ đầu mối.

Dưa kim hoàng hậu ở Hà Tĩnh “đắt khách” dịp rằm tháng 7

Những quả dưa to, đều, màu vàng đẹp sẽ được tuyển chọn kỹ càng để xuất đi siêu thị, chợ đầu mối kịp phục vụ cho dịp rằm sắp tới. “Toàn xã có 10 hộ trồng dưa kim hoàng hậu với trên 4.700m2, ước tính mỗi đợt thu hoạch cung ứng ra thị trường gần 10 tấn. Sản phẩm nông nghiệp này đã giúp bà con nông dân Bắc Sơn tạo nguồn thu nhập ổn định” - ông Hồ Sỹ Phước, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn chia sẻ.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.