(Baohatinh.vn) - Sáng nay (11/2), Huyện ủy Đức Thọ (Hà Tĩnh) tổ chức hội nghị cán bộ cốt cán triển khai công tác chuẩn bị đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025, phát động tháng cao điểm xây dựng huyện đạt chuẩn NTM trước 19/5/2020.
Hội nghị đã quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh về triển khai các bước chuẩn bị đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đối với huyện Đức Thọ đến thời điểm này, đã có gần 100/216 chi bộ khối nông thôn; 25/46 đảng bộ, chi bộ khối cơ quan trực thuộc tổ chức đại hội thành công tốt đẹp. Đến 20/2, toàn huyện sẽ hoàn tất đại hội chi bộ cấp cơ sở.
Dự kiến có 4 đơn vị sẽ tổ chức đại hội điểm vào đầu tháng 3 gồm: Tùng Ảnh, Lâm Trung Thủy, Kho bạc Nhà nước và Trường THPT Trần Phú. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho đại hội ở các đơn vị điểm cơ bản hoàn tất. Đối với các đảng bộ còn lại sẽ tiến hành trong tháng 3 và tháng 4.
Huyện ủy Đức Thọ cũng đã ban hành đề án nhân sự Đại hội Đảng bộ huyện trình Ban Thường vụ và có ý kiến bước 1; đảng bộ cơ sở lấy đó làm căn cứ để xây dựng đề án nhân sự cho đơn vị mình.
Hội nghị cũng đã phổ biến cách tính số lượng đại biểu tham gia đại hội, tiêu chuẩn. Các đại biểu đã nêu lên một số khó khăn, nổi cộm là đơn thư khiếu nại, tồn đọng trên lĩnh vực đất đai, độ tuổi để xây dựng đề án nhân sự…
Đối với việc xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, Đức Thọ phát động tất cả các xã, thị trấn, phòng ban, cơ quan, đơn vị, trường học đều xây dựng kế hoạch, phần việc cụ thể để thực hiện có hiệu quả từng tiêu chí.
Đến thời điểm này, Đức Thọ đã đạt 6/9 tiêu chí huyện NTM. Địa phương đang tập trung cao thực hiện các tiêu chí còn lại gồm: Giao thông, môi trường, khu dân cư mẫu, phấn đấu xây dựng thôn vững, xã chắc để đạt các tiêu chí huyện NTM trước 19/5/2020.
Những dãy nhà Trạm truyền giống chăn nuôi ở xã Châu Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) hoang tàn, đổ nát, rêu phong... trở thành nơi trú ngụ của chuột, bọ và là nơi chăn thả gia súc gia cầm của người dân địa phương.
Ngoài chủ động ứng phó với mưa lớn, các địa phương Hà Tĩnh cần đôn đốc, hỗ trợ bà con thu hoạch gọn các diện tích lúa xuân để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Qua khảo sát, đánh giá mô hình sản xuất lúa hữu cơ DT39 vụ xuân 2025 tại xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có nhiều ưu điểm vượt trội, năng suất đạt 6 tấn/ha.
Hệ thống thủy lợi ở Hà Tĩnh cơ bản cấp đủ nước tưới cho 45.170 ha lúa hè thu, song, một số vùng cao cưỡng, cuối kênh có nguy cơ hạn hán cục bộ nếu nắng nóng kéo dài.
Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Vụ xuân năm 2025, sản xuất lúa ở Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định hiệu quả từ bộ giống chủ lực. Bên cạnh đó, nhiều giống khảo nghiệm cũng cho năng suất, chất lượng cao.
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được triển khai đa dạng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống hội viên, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Bà con nông dân ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân trước dự báo ít ngày tới đây, thời tiết sẽ có mưa kéo dài với lượng mưa dao động 40 - 80mm, có nơi lên tới 100mm.
Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh nhấn mạnh, tình trạng đốt rơm rạ không chỉ gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích, hệ sinh thái ruộng lúa mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Thời gian gần đây, tại khu nhiều khu vực rừng thông do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) quản lý xuất hiện tình trạng sâu róm với mật độ cao.
Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Khi được đưa vào khai thác trong thời gian tới, cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) với mức đầu tư 280 tỷ đồng có thể tiếp nhận tàu có công suất lên tới 400CV.
Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nước mắm truyền thống nhiều hơn khiến các hợp tác xã, cơ sở chế biến ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tất bật gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị thị xã Kỳ Anh và các đơn vị, doanh nghiệp cần tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng các công trình phòng chống thiên tai, để đảm bảo an toàn, vận hành tốt khi tình hình mưa lũ ở Hà Tĩnh diễn biến phức tạp.
Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác trồng sả để phát triển cây trồng truyền thống thành chủ lực, hướng tới chế biến sâu thành sản phẩm OCOP.
Xây dựng vườn mẫu hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình là một trong những sáng kiến của Hà Tĩnh giúp Chương trình MTQG xây dựng NTM tại các địa phương ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) năm nay vừa được mùa, lại được giá, giúp người nuôi có nguồn thu ổn định và tạo động lực để họ tiếp tục gìn giữ, phát triển nghề truyền thống.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu