Đứng lên sau thất bại, ông nông dân thành chủ cơ sở chăn nuôi có tiếng

(Baohatinh.vn) - Không ít lần lỗ tiền tỷ vì sản xuất thất bại, ông Hồ Xuân Trường (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã lấy kinh nghiệm làm động lực sản xuất và đã trở thành ông chủ cơ sở chăn nuôi có tiếng.

Vợ chồng ông Hồ Xuân Trường (2 người áo đen, từ trái qua) chia sẻ quá trình phát triển sự nghiệp cho cán bộ Hội Nông dân xã Sơn Tiến.

Vợ chồng ông Hồ Xuân Trường (2 người áo đen, từ trái qua) chia sẻ quá trình phát triển sự nghiệp cho cán bộ Hội Nông dân xã Sơn Tiến.

Ông Hồ Xuân Trường (SN 1975) tại thôn Động Eo, xã Sơn Tiến là con trai thứ 5 trong gia đình có 6 chị em, bố là giáo viên, mẹ làm nông nghiệp.

Ngay từ nhỏ, Trường đã sớm lăn lộn với công việc của những người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Năm 1992, sau khi tốt nghiệp THPT, Trường vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân ở một công ty bao bì xuất khẩu.

IMG_1022.JPG
Cơ sở chăn nuôi của gia đình ông Hồ Xuân Trường được thiết kế thoáng rộng, phân tách các khu vực.

Sau 5 năm làm việc quần quật với đồng lương công nhân quá ít ỏi, giá cả sinh hoạt lại khá đắt đỏ, năm 1999, Hồ Xuân Trường trở về quê nhà. Cũng năm này ông bén duyên với cô gái cùng làng là Nguyễn Thị Nhàn (SN 1977) và có với nhau 3 người con (2 trai, 1 gái).

Năm 2010, nắm bắt xu thế nuôi hươu thịnh hành, đôi vợ chồng trẻ mua 2 cặp hươu về nuôi. Nhờ chịu thương chịu khó, đàn hươu của ông Trường không ngừng phát triển lên 40 con sau hơn 2 năm. Thế nhưng giữa năm 2012, giá nhung hươu rớt thê thảm, ông Trường buộc phải bán gần hết đàn hươu để "cắt" lỗ, chỉ để lại 5 con để duy trì sinh kế.

IMG_0994.JPG
Gia đình ông Trường mở rộng khu vực trồng cỏ, cung cấp đủ thức ăn cho đàn hươu.

"Cuối năm 2012, tôi tiếp tục đầu tư hơn 100 triệu đồng mua 4.000 giống gà chất lượng cao về nuôi. Nhờ “mát tay” nên thời kỳ đầu vợ chồng có nguồn thu nhập đáng kể nhưng đến năm 2014, nhiều trại gà trên địa bàn tỉnh mở ra nên việc tiêu thụ khó khăn. Vợ chồng tôi phải chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn vào cuối năm đó" - ông Trường kể lại.

Cứ ngỡ sau vài lần vấp ngã, Hồ Xuân Trường sẽ nhụt chí nhưng sự thôi thúc vươn lên để có cuộc sống tốt hơn đã giúp ông thêm bản lĩnh. Năm 2015, vợ chồng ông vay mượn người thân, bạn bè số tiền hơn 2 tỷ đồng đầu tư chuồng trại và nhập 800 thỏ giống về nuôi. Thế nhưng, sau gần 2 năm “đánh vật” với loài “mắt hồng lông trắng”, vợ chồng ông lại lỗ gần 1 tỷ đồng.

IMG_1150.JPG
Chuồng trại nuôi lợn thương phẩm đảm bảo vệ sinh môi trường và quy trình chăn nuôi tập trung.

Từ những bài học được trả giá bằng công sức và tiền bạc, từ cuối năm 2016, vợ chồng ông Hồ Xuân Trường "xốc" lại tinh thần, nhận diện những lợi thế và lực cản để tìm hướng đi vững chắc cho mình. Ông tập trung xây dựng lại hệ thống chuồng trại chăn nuôi theo hướng tập trung, đầu tư quy trình, nâng cao kỹ thuật và ứng dụng KHCN một cách bài bản, khoa học; đồng thời lựa chọn vật nuôi, quy mô phù hợp để hạn chế rủi ro.

Hiện, cơ sở của ông luôn có từ 500 – 1.000 gà thương phẩm; đàn hươu ổn định từ 18- 22 con; đàn lợn dao động từ 80 – 100 con/lứa để tránh rủi ro khi thị trường biến động. Nhờ vậy, tình hình sản xuất phát triển tốt dần lên, đầu ra ổn định. Theo nhẩm tính của ông Trường, thu nhập từ bán hươu giống, nhung hươu, lợn, gà bình quân mỗi năm từ 320 - 350 triệu đồng.

IMG_1201.JPG
Khu vực chăn nuôi gà sử dụng chế phẩm sinh học nên không có mùi hôi, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Ông Hồ Xuân Trường cho biết thêm: "Sau những thất bại, tôi rút ra bài học, chính là bất cứ đầu tư nào cũng cần tính toán, vạch rõ mục tiêu phát triển. Quá trình chăn nuôi phải chú trọng công tác phòng bệnh. Hiện nay, các chuồng nuôi của tôi đều sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi hôi, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà sản phẩm đầu ra cũng thu hút được rất nhiều đại lý đến thu mua".

Mô hình chăn nuôi tổng hợp của vợ chồng ông Hồ Xuân Trường là một trong số rất ít mô hình kinh tế mang lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm ở xã Sơn Tiến.

Ngoài là điểm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của bà con trong vùng, cơ sở chăn nuôi của anh Trường cũng góp phần nâng cao thu nhập tại địa phương nhằm thực hiện mục tiêu đưa xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2024.

Ông Phan Xuân Long - Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.