Giống mới “bén duyên”, Nghi Xuân tăng mạnh diện tích ngô vụ xuân 2022

(Baohatinh.vn) - Thành công từ việc đưa giống ngô mới vào sản xuất đã giúp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mở rộng diện tích từ 170 ha lên 650 ha trong vụ xuân 2022 này.

Sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bà con nông dân trên toàn huyện Nghi Xuân tranh thủ ra đồng chăm sóc, bón phân cho ngô vụ xuân. Năm nay, bà con mở rộng giống ngô DK 6919S (hay còn gọi là giống ngô biến đổi gen) ở vùng đất nhiều lợi thế cho loại cây này.

Giống mới “bén duyên”, Nghi Xuân tăng mạnh diện tích ngô vụ xuân 2022

Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân kiểm tra cây ngô tại thôn Phúc Mỹ, xã Xuân Mỹ

Anh Lê Thanh Tường (thôn Phúc Mỹ, xã Xuân Mỹ) cho hay: “So với giống ngô truyền thống, ngô biến đổi gen có những ưu thế lớn như: tiết kiệm công sức chăm sóc, không bị sâu đục thân phá hại nên vụ này gia đình tôi mở rộng diện tích từ 5 sào lên 1ha”.

Giống mới “bén duyên”, Nghi Xuân tăng mạnh diện tích ngô vụ xuân 2022

Bà con nhân dân chăm sóc ngô xuân tại cánh đồng thôn Phúc Mỹ

Theo ông Nguyễn Văn Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ, nhiều năm trước, triển khai trồng giống ngô nếp truyền thống nhưng năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao nên nhiều địa phương ở Nghi Xuân không mặn mà với việc trồng ngô vụ xuân. Tuy nhiên, quan niệm này đã thay đổi khi năm 2017, khi Xuân Mỹ là một trong những xã đầu tiên thử nghiệm các giống ngô biến đổi gen DK 6919, 6955S (do Công ty TNHH Bayer tại Hà Nội sản xuất) và cho hiệu quả rõ rệt.

Giống mới “bén duyên”, Nghi Xuân tăng mạnh diện tích ngô vụ xuân 2022

Chăm sóc ngô vụ xuân tại thôn Thành Phú, xã Xuân Thành

Tháng 1/2020, huyện Nghi Xuân chỉ đạo triển khai trồng thử nghiệm hơn 100 ha tại xã Xuân Mỹ và 70 ha tại xã Xuân Thành. Để tạo “cú hích” cho việc đưa giống mới vào sản xuất, huyện Nghi Xuân hỗ trợ bà con nông dân 50% kinh phí mua giống (tương ứng với 1,7 triệu đồng/ha) ở các xã trồng thử nghiệm.

Nhờ triển khai đảm bảo thời vụ, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và đặc biệt giống mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Nghi Xuân nên năng suất trồng thử nghiệm tại các địa phương đạt 6 - 6,5 tấn/ha, cao hơn hẳn so với giống ngô truyền thống 4 - 4,5 tấn/ha.

Giống mới “bén duyên”, Nghi Xuân tăng mạnh diện tích ngô vụ xuân 2022

Giống ngô DK 6919 thu hoạch trong vụ xuân 2020 hạt to, đều chắc khoẻ. (Ảnh tư liệu)

Chị Lê Thị Mai ở thôn Thành Phú, xã Xuân Thành phấn khởi: Giống ngô DK 6919S không chỉ dễ canh tác hơn mà sản lượng có thể đạt 6 - 6,5 tấn/ha, cao hơn 1- 2 tấn so với ngô nếp truyền thống. Vì thế năm nay, không riêng gia đình tôi mà phần lớn người dân đều mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất ngô DK 6919S.

Thành công của các mô hình thử nghiệm của các năm trước đã giúp các địa phương ở Nghi Xuân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống, không ngừng được mở rộng diện tích ngô DK 6919S và 6955S tại tất cả 17/17 xã, thị trấn. Riêng vụ xuân 2022 này, trong số 650 ha trồng ngô xuân trên toàn huyện thì có 80% là giống ngô DK 6919S, 15% giống ngô 6955S, còn lại là giống ngô nếp truyền thống.

Trong đó, nhiều nhất là xã Cổ Đạm 130 ha, Xuân Mỹ 106 ha, Xuân Thành 90 ha; các xã, thị trấn còn lại dao động từ 5 - 15ha. Đáng mừng nhất là các giống ngô mới được triển khai ở nhiều khu đất bị bỏ hoang tại các xã Xuân Mỹ, Xuân Viên...

Ngoài dễ canh tác, năng suất cao thì hiện các giống ngô mới có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Ở các vụ trước, sau khi thu hoạch, người dân không cần lo tìm mối tiêu thụ mà thương lái đến tận ruộng thu mua hết sản phẩm. Vụ xuân 2022, huyện tiếp tục hỗ trợ 50% kinh phí mua giống nhằm tạo động lực cho bà con nông dân mở rộng diện tích, đầu tư sản xuất để tăng cao thu nhập trong nông nghiệp.

Phó Trưởng phòng NN&PTNT Nghi Xuân Lê Anh Đức

Đọc thêm

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.