(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, Hà Tĩnh đã trích kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh mua 38.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng, phục vụ phòng chống dịch năm 2019.
Hà Tĩnh mua 38.000 lít hóa chất phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xẩy ra trên địa bàn 6 huyện, thị, thành phố gồm: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê và TP Hà Tĩnh, buộc phải tiêu hủy gần 800 con lợn.
Mặc dù tỉnh cùng với các địa phương tập trung cao cho công tác phòng chống dịch, song hiện nay dịch bệnh vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát trên diện rộng.
Để tiếp tục ngăn chặn và khống chế dịch bệnh bùng phát, Hà Tĩnh đã trích kinh phí từ nguồn ngân sách để mua 38.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng HANLUSEPBGF phục vụ phòng chống bệnh DTLCP năm 2019.
Số hóa chất trên sẽ được phân bổ về cho các địa phương phun tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh
Hiện tại, số lượng hóa chất trên đã được Công ty TNHH Dược Hanvet ở tỉnh Hưng Yên – đơn vị trúng thầu đã vận chuyển về Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh.
Sau khi tiếp nhận, Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh sẽ phân bổ về cho các địa phương để tiến hành phun tiêu độc khử trung tại các khu vực chuồng trại, nơi tiềm ẩn có nguy cơ cao.
Những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh có nhiều tín hiệu vui. Cùng đó, tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển gỗ tự nhiên cơ bản không còn.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) là địa phương có số lượng hươu lớn nhất cả nước với hơn 47 nghìn con. Mùa lộc nhung năm nay, ước tính toàn huyện sẽ thu về hơn 223 tỷ đồng từ nhung hươu.
Nông dân Hà Tĩnh đang tranh thủ thời gian, chạy đua tiến độ sản xuất cây trồng cạn vụ xuân, cơ bản hoàn thành trong tháng 2 nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng.
Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Trong 1.000 cây dừa xiêm do Văn phòng Tỉnh ủy trao tặng TP Hà Tĩnh, có 400 cây được trồng ở ven hồ Đập Hạ (phường Đồng Môn), số còn lại sẽ trồng tại các phường, xã trên địa bàn.
Bà con nông dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tập trung tỉa dặm, bón thúc cho lúa xuân, đồng thời xới xáo, làm cỏ cho các loại cây trồng cạn trong vụ xuân 2025.
Năm 2025, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) phấn đấu tối thiểu 50% xã đạt chuẩn NTM nâng cao (10 xã); củng cố, giữ vững đạt chuẩn 9/9 tiêu chí huyện NTM; có thêm ít nhất 18 khu dân cư mẫu.
Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, trên địa bàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã ghi nhận 6 ổ dịch tả lợn châu Phi. Công tác khoanh vùng, dập dịch đang được địa phương triển khai tích cực.
Người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét trên đàn vật nuôi nhằm ứng phó với thời tiết cực đoan đang diễn ra.
Hệ thống chăn nuôi tiên tiến, khép kín, kết hợp với việc sử dụng thảo dược trong khẩu phần ăn giúp lợn tăng sức đề kháng, miễn dịch tốt với các loại mầm bệnh.
Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các địa phương, đơn vị tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.