Hà Tĩnh hướng tới vụ đông thắng lợi

(Baohatinh.vn) - Xác định sẽ có những khó khăn do thời tiết, ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh và các địa phương đang gấp rút thực hiện nhiều biện pháp để có được vụ đông “ăn chắc”, thắng lợi.

Linh hoạt ứng phó với thời tiết

Hà Tĩnh hướng tới vụ đông thắng lợi

Nông dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà) sản xuất rau vụ đông trong nhà lưới, ứng phó với thời tiết

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết từ tháng 8-12 có những diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ đông. Nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 0,5-10C, không khí lạnh khả năng xuất hiện sớm, đợt rét đậm rét hại đầu tiên khả năng vào cuối tháng 12; lượng mưa các tháng 10 và 11 cao hơn TBNN từ 10-20%.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, với những dự báo về thời tiết bất lợi như vậy, ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh đã xây dựng kịch bản, những giải pháp linh hoạt để triển khai sản xuất vụ đông phù hợp điều kiện thời tiết. Hà Tĩnh chỉ đạo tập trung phát triển các đối tượng cây trồng trên những vùng có lợi thế, né tránh thiên tai, tăng năng suất, sản lượng, giá trị trên đơn vị diện tích. Phát huy kinh tế vườn hộ, chủ động trong việc phục vụ đời sống dân sinh và kết nối các sản phẩm tiêu biểu.

Hà Tĩnh hướng tới vụ đông thắng lợi

Những vùng sản xuất có lợi thế về đất bãi bồi ven sông như: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ... bố trí trồng ngô sinh khối và ngô lấy hạt

Cụ thể, đối với những vùng sản xuất có lợi thế về đất bãi bồi ven sông như: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ bố trí trồng ngô sinh khối và ngô lấy hạt phục vụ chăn nuôi nông hộ, đồng thời cung cung cấp nguyên liệu cho Công ty TNHH MTV Bò sữa Vinamilk.

Về rau màu các loại, bố trí tập trung trên đất chuyên canh rau, đất 2 lúa, đất vườn ở tất cả các địa phương. Trên các triền đất ven dãy Hồng Lĩnh, trà sơn, vùng đồi huyện Can Lộc tiếp tục mở rộng diện tích hành tăm, gắn với thâm canh để tăng năng suất.

Xây dựng các mô hình sản xuất mới

Hà Tĩnh hướng tới vụ đông thắng lợi

Bưởi da xanh - một trong những loại cây trồng mới được Hương Sơn đưa vào trồng cho hiệu quả kinh tế cao

Vụ đông 2020, Hà Tĩnh đặt mục tiêu gieo trồng 10.959 ha, tổng sản lượng trên 110.000 tấn, với các loại cây trồng chính: ngô lấy hạt, ngô sinh khối, khoai lang và rau các loại. Ngoài các sản phẩm trên, nhiều địa phương đang có xu hướng dịch chuyển các đối tượng cây trồng vụ đông truyền thống sang các loại các loại cây trồng khác thích ứng với thời tiết và cho giá trị kinh tế cao.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng cho biết, bên cạnh cây trồng truyền thống là ngô, cỏ, khoai lang…, vụ đông 2020 Hương Sơn mở rộng diện tích các đối tượng cây trồng có lợi thế, giá trị kinh tế cao như: Chè công nghiệp, cam, chanh, bưởi... Hiện, địa phương đang tập trung chỉ đạo hoàn thành 6 mô hình trồng bưởi da xanh, quy mô 3-10 ha và 1 mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả.

Những năm gần đây, Thạch Hà được biết đến là địa phương đi đầu trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế vườn hộ với các sản phẩm rau màu, dưa các loại, hoa, nấm… Đây là những cây trồng phù hợp trong vụ đông.

Hà Tĩnh hướng tới vụ đông thắng lợi

Vụ đông 2020, Thạch Hà chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích rau màu, củ quả, dưa, hoa cúc trong nhà màng

“Vụ đông 2020, Thạch Hà chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích rau màu, củ quả, dưa, hoa cúc trong nhà màng, quy mô trên 1ha; triển khai mô hình sản xuất khoai tây, khoai lang vàng liên kết với doanh nghiệp, quy mô 17ha tại xã Thạch Trị, Thạch Sơn, Thạch Văn; đưa vào thử nghiệm, đánh giá cây mai cảnh tại xã Lưu Vĩnh Sơn, Ngọc Sơn, Nam Điền với diện tích 0,5ha. Đây là những cây trồng thích ứng với thời tiết vụ đông và cho giá trị kinh tế cao” - Ông Lê Văn Thuận, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà trao đổi.

“Trên cơ sở thành công của những mô hình vụ đông năm 2019, các địa phương căn cứ tình hình thực tế và dự báo thị trường tiêu thụ để triển khai nhân rộng. Đồng thời, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của từng vùng để tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất mới theo hướng đưa cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác và khuyến khích liên kết với các doanh nghiệp” - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh cho hay.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.