Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

(Baohatinh.vn) - Trong lúc dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò đang lan rộng thì dịch tả lợn châu Phi lại tái xuất hiện trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Theo đó, địa phương đang tập trung nhiều giải pháp đồng bộ nhằm khống chế và đẩy lùi cả hai loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Sau những lúng túng ban đầu, xã Kỳ Bắc đang tập trung hàng đầu cho công tác tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, tuân thủ các giải pháp phòng bệnh.

Mặc dù phát hiện sau một số địa phương trong huyện, nhưng ở xã Kỳ Bắc, do sự thiếu ý thức của người dân và sự lúng túng trong công tác ứng phó của địa phương nên dịch viêm da nổi cục lây lan nhanh, từ 1 hộ ban đầu đã lan ra 5 hộ, làm 16 con bò bị nhiễm bệnh, trong đó có 2 con đã bị chết.

Tình hình càng khó khăn hơn đối với xã Kỳ Bắc khi vào ngày 26/2, một ổ dịch tai xanh lại được phát hiện tại một hộ dân ở thôn Kim Sơn, làm 2 con lợn bị chết, đưa tổng số lợn bị tiêu hủy lên 17 con.

Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Lực lượng chức năng xã Kỳ Bắc phun hóa chất trên các tuyến đường trong vùng dịch

Nghiêm túc kiểm điểm sự lúng túng, bị động ban đầu, cùng sự chỉ đạo sát sao của huyện, Kỳ Bắc đã tập trung lực lượng và triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với các loại dịch bệnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Phan Chí Nguyện, giải pháp hàng đầu là tăng cường tuyên truyền cho người dân biết tính chất nguy hiểm của dịch viêm da nổi cục trên trâu bò và dịch tả lợn châu Phi; ký cam kết không thả rông gia súc, không dấu dịch; đồng thời bao vây cách ly hoàn toàn gia súc bị bệnh; lập các biển cảnh báo vùng dịch; vệ sinh tiêu độc chuồng trại tại các thôn bị dịch (Lạc Tiến và Kim Sơn) và tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Gia đình chị Nguyễn Thị Quế ở thôn Lạc Tiến là điểm phát dịch đầu tiên của xã Kỳ Bắc, với 5 con bò lần lượt bị bệnh. Ban đầu do chưa nắm được biểu hiện cũng như sự nguy hiểm của bệnh viêm da nổi cục nên ứng phó chậm, 1 con bò đã bị ốm nặng và chết. Hiện nay, 1 con bò của chị vẫn bị bệnh rất nặng, được cách ly để theo dõi và điều trị, còn lại 3 con, nhờ được chăm sóc tốt nên đang có dấu hiệu tiến triển tốt.

Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Chị Quế đang chăm sóc đàn bò bị bệnh của gia đình trong chuồng

Chị Quế cho biết: “Bởi mình chủ quan không kịp thời phòng chống nên mất con bò mẹ, xót của lắm. Bây giờ muộn còn hơn không, bằng mọi cách gia đình cũng phải giữ cho được số bò còn lại”.

Khi xã đã vào cuộc quyết liệt và người dân chủ động hơn trong công tác phòng chống, đến thời điểm này, Kỳ Bắc cơ bản đã kiểm soát được dịch viêm da nổi cục; ngoài thôn Lạc Tiến với 16 con bò bị bệnh, các thôn khác vẫn an toàn.

Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Cùng với đặt biển cảnh báo, xã Kỳ Bắc sử dụng rơm tẩm hóa chất để khử trùng vùng dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi ngay từ khi dịch xuất hiện trên địa bàn ở thôn Kịm Sơn cũng được phát hiện, khống chế kịp thời. Bên cạnh cắm biển báo bao vây vùng dịch, xã đã cấp cho gia đình có lợn bị bệnh 400 kg vôi bột, hàng chục lít hóa chất, huy động lực lượng về hỗ trợ gia đình hằng ngày tiến hành rắc vôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng trong và ngoài khuôn viên chuồng trại đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc trên toàn thôn. Sau gần 2 tuần phát hiện bệnh, đến thời điểm này dịch tả lợn châu Phi chưa có dấu hiệu lây lan ra ngoài.

Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Chị Nguyễn Thị Ngọc ở thôn Kim Sơn, xã Kỳ Bắc, chủ hộ có lợn bị dịch tả lợn châu Phi cho biết: “Sau khi thực hiện đúng quy trình tiêu hủy toàn bộ đàn lợn có dịch, hằng ngày, theo hướng dẫn của cán bộ thú y, gia đình tôi đều phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại chuồng nuôi và sẽ thực hiện đúng quy định không tái đàn trong ít nhất 6 tháng”.

Tại xã vùng thượng Kỳ Trung, sau khi phát hiện 2 hộ chăn nuôi với 4 con bò bị bệnh tại thôn Đất Đỏ, ngành thú y và chính quyền xã đã kịp thời vào cuộc tổ chức bao vây dập dịch. Xã đã nhận 24 lít hóa chất, 200 tấn vôi bột và một số vật tư khác để phục vụ việc bao vây và tiêu độc khử trùng chuồng trại, các tuyến đường dẫn vào hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.

Đến thời điểm này, mặc dù đã có thêm 4 hộ và 7 con bò bị bệnh nhưng tất cả vẫn thuộc địa bàn thôn Đất Đỏ, chưa lây lan ra ngoài.

Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Xã Kỳ Trung cách ly bò bị bệnh viêm da nổi cục, phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại ở thôn Đất Đỏ

Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung Nguyễn Văn Dương cho biết: Đến nay, xã cơ bản khống chế được dịch bệnh. Hiện nay, số bò bị bệnh đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Một mặt, địa phương tập trung điều trị triệt để các cá thể bò bị bệnh; mặt khác, tăng cường công tác phòng ngừa hiệu quả, nhằm không để dịch lây lan ra các địa bàn thôn khác”.

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Kỳ Anh, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 13 xã với 18 thôn và 34 hộ chăn nuôi có gia súc bị dịch; tổng số gia súc bị dịch là 59 con. Dịch tai xanh xảy ra ở 1 hộ chăn nuôi ở xã Kỳ Bắc và cơ bản được khống chế.

Huyện Kỳ Anh quyết liệt kiềm chế, kiểm soát 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Cán bộ xã, thôn ở xã Kỳ Đồng kiểm tra, nhắc nhở hộ có gia súc bị bệnh viêm da nổi cục tuân thủ các giải pháp phòng dịch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Hải cho biết: Bên cạnh yêu cầu các địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp chống dịch nhằm khống chế không để dịch lây lan diện rộng, UBND huyện đã có công điện tạm dừng hoạt động mua bán trâu bò tại các chợ trâu bò trên địa bàn đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Chỉ đạo ngành y tế kết hợp với việc phun các hóa chất diệt côn trùng như: muỗi, ruồi, ve…để hạn chế các tác nhân lây bệnh. Hiện tại, huyện đã cung cấp về các xã 144 lít hóa chất; 1.700 kg vôi và đang đăng ký mua 6.613 liều vắc xin để tiêm phòng bao vây, phòng chống dịch.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.