Khắc phục “thẻ vàng” ở Hà Tĩnh: Đến lúc xử lý nghiêm tàu cá chưa định vị vệ tinh vẫn ra biển!

(Baohatinh.vn) - Ngành Thủy sản Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện các giải pháp, phấn đấu đến hết tháng 9/2020 hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá đủ điều kiện, góp phần gỡ “thẻ vàng” về chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Khắc phục “thẻ vàng” ở Hà Tĩnh: Đến lúc xử lý nghiêm tàu cá chưa định vị vệ tinh vẫn ra biển!

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp của Hà Tĩnh tại Cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà) vào ngày 31/7 vừa qua.

72/141 tàu cá hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Luật Thủy sản 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2019) và Nghị định 26/2019 NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ 25/4/2019) quy định, tất cả các tàu cá có chiều dài trên 24m trở lên phải gắn thiết bị giám sát hành trình, hoàn thành trước 1/7/2019; tàu cá từ 15m đến dưới 24m hoàn thành trước ngày 1/4/2020.

Khắc phục “thẻ vàng” ở Hà Tĩnh: Đến lúc xử lý nghiêm tàu cá chưa định vị vệ tinh vẫn ra biển!

Ban Quản lý Cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà) thường xuyên đến nhắc nhở, theo dõi quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tại các tàu cá.

Triển khai các quy định về lắp đạt thiết bị giám sát hành trình, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã tập trung quyết liệt, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở; liên hệ với các đơn vị cung cấp giới thiệu sản phẩm để bà con ngư dân lựa chọn thiết bị, thực hiện lắp đặt đúng quy định...

Anh Trần Văn Nhường (thị trấn Lộc Hà) – chủ tàu cá mang số hiệu HT 90277 đã tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, cho biết: “Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 70% kinh phí lắp đặt thiết bị nên mình đã thực hiện từ hơn 3 tháng nay nhằm đảm bảo đúng luật và được kết nối, thông tin liên lạc để chủ động trong cứu nạn, cứu hộ trên biển”.

Khắc phục “thẻ vàng” ở Hà Tĩnh: Đến lúc xử lý nghiêm tàu cá chưa định vị vệ tinh vẫn ra biển!

Tàu cá mang số hiệu HT 90277 của anh Trần Văn Nhường (thị trấn Lộc Hà) đã tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình: “Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp như đến tận nơi tuyên truyền, hướng dẫn; phối hợp với Cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim), Đồn Biên phòng Cửa Sót kiên quyết không cho tàu cá ra biển nếu chưa có thiết bị giám sát hành trình theo quy định, nên đến nay, huyện đã có 13/14 tàu có chiều dài trên 15m tiến hành lắp đặt”.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 72/141 tàu cá chiều dài trên 15m đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng đây vẫn là con số khá “khiêm tốn”. Hà Tĩnh vẫn chưa đạt đúng lộ trình quy định của Luật Thủy sản 2017 và Nghị định 26/2019 NĐ-CP của Chính phủ.

Khắc phục “thẻ vàng” ở Hà Tĩnh: Đến lúc xử lý nghiêm tàu cá chưa định vị vệ tinh vẫn ra biển!

Hà Tĩnh đã hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với 72/141 chiếc.

Ông Bùi Đình Hải - Chuyên viên Phòng Khai thác thủy sản - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: “Việc hoàn thành lắp đặt vẫn còn nhiều khó khăn khi một phần là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế; có 21 tàu cá đã bán ra ngoại tỉnh, hư hỏng nhưng chưa xóa đăng ký; số còn lại có chiều dài trên 15m nhưng công suất nhỏ (tàu làm nghề te), không đủ điều kiện hoạt động xa bờ nên chủ tàu chưa thực hiện lắp thiết bị giám sát hành trình”.

Tập trung hoàn thành lắp đặt trong tháng 9/2020

Theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản có hiệu lực từ ngày 5/7/2019, nếu chủ tàu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ bị phạt từ 300 - 500 triệu đồng đối với tàu có chiều dài từ 15m đến dưới 24m và từ 500 - 700 triệu đồng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Khắc phục “thẻ vàng” ở Hà Tĩnh: Đến lúc xử lý nghiêm tàu cá chưa định vị vệ tinh vẫn ra biển!

Khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, hệ thống tích hợp của thiết bị kết nối với Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá để quản lý, giám sát hoạt động.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Tông Thắng cho biết: Khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, hệ thống tích hợp của thiết bị kết nối với Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá để quản lý, giám sát hoạt động. Thiết bị giám sát hành trình còn nhiều chức năng hỗ trợ ngư dân trên biển như: báo động tình huống khẩn cấp, gửi tin nhắn, thông tin dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… Vì vậy, việc lắp đặt là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của ngư dân.

Khắc phục “thẻ vàng” ở Hà Tĩnh: Đến lúc xử lý nghiêm tàu cá chưa định vị vệ tinh vẫn ra biển!

Các lực lượng liên quan thông tin, nhắc nhở đối với các chủ tàu cá về Luật Thuỷ sản 2017 và các nghị định liên quan.

Theo ông Nguyễn Tông Thắng: “Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp, tập trung đốc thúc, tháo gỡ vướng mắc để phấn đấu đến hết tháng 9/2020 lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình đối với số tàu cá đủ điều kiện. Các địa phương, lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại cảng cá, cửa biển, xử lý nghiêm các tàu cá không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mà vẫn ra biển khai thác thuỷ sản”.

“Số tàu không đủ điều kiện như đã bán ngoại tỉnh, hư hỏng… sẽ hướng dẫn nhằm thực hiện làm thủ tục xoá đăng ký. Đồng thời, một số tàu cá phát sinh mua về, cải hoán từ 15m trở lên cho làm thủ tục mua bán, cải hoán để đủ điều kiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định” - ông Thắng cho biết thêm.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.