Lãnh đạo Can Lộc đối thoại với gần 200 cán bộ, hội viên nông dân

(Baohatinh.vn) - Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cán bộ, hội viên nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã kiến nghị lãnh đạo địa phương tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc về các chính sách tam nông.

Sáng 8/11, Thường trực Huyện ủy Can Lộc tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với gần 200 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn toàn huyện.

Lãnh đạo Can Lộc đối thoại với gần 200 cán bộ, hội viên nông dân

Đại biểu tham dự hội nghị đối thoại.

Tại buổi đối thoại, trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cán bộ, hội viên nông dân huyện Can Lộc đã bày tỏ, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, băn khoăn, thắc mắc cũng như đưa ra những đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn.

Lãnh đạo Can Lộc đối thoại với gần 200 cán bộ, hội viên nông dân

Ông Võ Văn Mạo (thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc) đề nghị huyện có các giải pháp trong xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhiều ý kiến cho rằng: cần tiếp tục các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chính sách thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU của BTV Huyện ủy về tập trung, tích tụ ruộng đất; tạo điều kiện hỗ trợ người dân làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi.

Có chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, đô thị văn minh; vấn đề quản lý tình trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường; vấn đề phân bón kém chất lượng; ô nhiễm môi trường...

Lãnh đạo Can Lộc đối thoại với gần 200 cán bộ, hội viên nông dân

Ông Đặng Trần Phong - Chủ tịch UBND huyện Can Lộc giải đáp những băn khoăn, vướng mắc của các cán bộ, hội viên, nông dân.

Một số hội viên cho biết, chính sách đào tạo nghề được huyện tập trung chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, do đó cần có giải pháp gắn đào tạo nghề với thực tiễn.

Ngoài 12 câu hỏi trực tiếp tại buổi đối thoại, cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn cũng đã gửi 30 câu hỏi (bằng văn bản) ở các nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng NTM, đô thị văn minh, vấn đề tài nguyên, môi trường, tích tụ ruộng đất... tới lãnh đạo huyện. Những câu hỏi đã được Chủ tịch UBND huyện giao các phòng, ngành, địa phương có liên quan trả lời thấu đáo.

Lãnh đạo Can Lộc đối thoại với gần 200 cán bộ, hội viên nông dân

Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nghiêm Sỹ Đống phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nghiêm Sỹ Đống đề nghị: UBND huyện tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cán bộ, hội viên nông dân; chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và đơn vị liên quan giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị đề xuất thuộc thẩm quyền. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền hoặc mang tính chủ trương, cần báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Thời gian tới, địa phương, hội nông các cấp tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách đến với người dân, hướng dẫn hội viên nắm rõ các chính sách các cấp để hấp thu có hiệu quả vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.