Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

(Baohatinh.vn) - Với nhiều người dân vùng biển Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cứ tháng 8 đến tháng 2 là mùa ruốc biển. Nghề này, chỉ cần cây vợt cầm tay, ngư dân có thể thu về tiền trăm, tiền triệu/ngày. Có lẽ cũng chính vì vậy mà đến mùa là người dân vùng biển lại lóng ngóng để đi ruốc. Ruốc từ biển sinh sôi theo con nước như là “lộc” trời ban cho vậy.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng
Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Thuyền đợi ruốc ở ngoài lộng

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Người ngóng ruốc trong bờ

Ông Nguyễn Xuân Cửu, xã Cẩm Nhượng kể chuyện đi làm ruốc biển mà như tham gia một lễ hội văn hóa cộng đồng. Ông hào hứng: "Ruốc biển cho cái ăn, cho niềm vui và cho cả sức khỏe. Tôi là bộ đội về hưu. Hồi ấy, trở về địa phương tham gia làm cán bộ nhưng đời sống kinh tế còn hết sức khó khăn. Không đi biển được như họ nên tôi đã “bám” lấy nghề quệu (đi ruốc) để nuôi sống gia đình. Với nghề này, chỉ cần cây vợt dài khoảng 1m có cái cán bằng tre hình tam giác dài khoảng 2m là theo được nghề."

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Ruốc thường đi theo từng đàn lớn, khi xuất hiện ngoài lộng...

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

...có khi vào tận sát bờ, ngư dân chỉ cần lội ra là có thể "quệu" được ruốc

Đi quệu chỉ cần lội gần bờ biển. Ruốc nó đi từng bầy, từng đàn, có màu hồng đậm, màu nhạt khác nhau (tùy theo số lượng nhiều ít) theo con nước vào bờ. Thường cứ 5-6h sáng là ruốc vào, có khi trưa cũng có. Có khi vào tận sát bờ (nước chỉ đến đầu gối) dày đặc. Gặp đàn ruốc lớn có khi được 30-40 kg, chỉ trong vòng 30 phút hoặc 1 tiếng.

Ruốc dễ bán, khi đắt thì bán tươi, khi rẻ thì mang về nhà chế biến thành ruốc mặn, ruốc chua. Nhiều hôm thắng lớn nhưng có hôm cũng chỉ được rất ít. Nhưng đã đến mùa thì ai nấy đều lóng ngóng vào đó, không làm gì khác được. Đi ruốc mà có cảm giác như đi lễ hội vậy. Sáng sớm trên biển, không khí tinh khôi, bà con đứng một vòng tròn cùng vớt ruốc nói cười í ới, rất vui vẻ và tính cộng đồng cao.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Đánh ruốc ở ngoài lộng

Nghề ruốc không kén người, độ tuổi từ 15 – 70 là có thể tham gia. Người có kinh nghiệm nhìn màu là biết con ruốc nhiều hay ít, là ruốc ngon hay không ngon. Những hôm được mùa, không chỉ người dân trong vùng biển Cửa Nhượng mà các xã lân cận như ở Cẩm Dương, Cẩm Hòa cũng đánh xe vào đi ruốc cùng bà con địa phương.

Đặc biệt, ở xã Cẩm Lộc có một xóm chuyên sống bằng nghề đi ruốc biển. Họ không đi bằng vợt như nhiều người dân Cẩm Nhượng mà đi bằng tàu thuyền.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Ruốc vào gò Cẩm Nhượng là đã có sẵn người đợi thu mua...

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

...có bao nhiêu mua bấy nhiêu

Anh Lê Niệm, ở thôn Lộc Thủy (Cẩm Lộc) cho biết: Có thuyền nên chúng tôi ra lộng đánh bắt. Mùa cá thì đánh bắt cá, mùa ruốc thì đánh bắt ruốc. Nhưng mùa ruốc vẫn “níu” chúng tôi nhiều hơn. Ruốc như “lộc” trời cho, nó sinh sôi theo con nước dễ thấy, dễ đánh bắt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, cứ đến mùa là chúng tôi chỉ chuyên làm ruốc. Ruốc rất dễ bán, có bao nhiêu về gò Cẩm Nhượng là thương lái thu mua bấy nhiêu. Thường chúng tôi cũng cất dành một ít phơi khô bán và chế biến thành ruốc mặn bán quanh năm. Như mùa này, có ngày chúng tôi đi được 2 chuyến (sáng và chiều) cho thu nhập từ 2-5 triệu đồng/chuyến.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Nhiều hôm gặp may, chỉ cần đi khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng là người đi quệu đã có thể thu về nửa tạ ruốc

Ruốc biển Cửa Nhượng không chỉ nuôi sống nhiều gia đình ngư dân trong vùng và vùng lân cận, mà còn tạo nên thương hiệu cho nhiều HTX kinh doanh và chế biến hải sản trên địa bàn. Chị Trần Thị Loan, chủ cơ sở thu mua và chế biến hải sản Loan Lương, ở thôn Hải Bắc (Cẩm Nhượng) cho biết: Ruốc Cẩm Nhượng có giá cao hơn các vùng khác. Con ruốc tươi ở Nghệ An có giá 8.000 đồng/kg, nhưng ở đây 10.000 đồng/kg. Ruốc mặn (đã chế biến) cũng thường có giá cao hơn. Mỗi ngày xuống gò, có bao nhiêu ruốc tươi chúng tôi gom bấy nhiêu. Có hôm được 3-5 tấn, nhưng có hôm cũng chỉ được ít tạ. Chúng tôi chế biến bán quanh năm. Tuy chưa đăng ký nhãn mác sản phẩm, nhưng đầu ra khá ổn định bởi chất lượng sản phẩm luôn được mọi người thừa nhận và ưa dùng.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Theo người dân Cẩm Nhượng, con ruốc đỏ là ngon nhất, có thể chế biến thành ruốc mặn loại đặc biệt

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast