(Baohatinh.vn) - Đê La Giang bảo vệ an toàn cho 301.653 người dân, 48.401 ha đất canh tác và cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh.
Đê La Giang nằm ở bờ hữu sông La dài 19,2 km, đi qua địa phận huyện Đức Thọ (15,7 km) và TX Hồng Lĩnh (3,5 km). Tuyến đê được xây dựng từ năm 1934, thi công qua nhiều giai đoạn với hình thức đắp tôn cao, áp trúc, mở rộng bằng thủ công và cơ giới. Tuyến đê được phân cấp quản lý theo địa giới hành chính, trong đó đoạn từ K0 đến K15+600 do UBND huyện Đức Thọ chịu trách nhiệm, đoạn từ K15+600 đến K19+200 do UBND TX Hồng Lĩnh chịu trách nhiệm, Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh trực tiếp quản lý 7 cống dưới đê. Trong ảnh: Đoạn đê giao cắt với quốc lộ 1 ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh.
Trong 19,2 km chiều dài của đê La Giang có 12,31 km đã được bê tông hóa, còn 5,79 km chưa được gia cố. Theo tài liệu khảo sát địa chất, trên tuyến đê La Giang có 2 loại nền đê đặc trưng là đoạn đê nền cát có hệ số thấm lớn và đoạn đê có nền đất mềm yếu.
Toàn tuyến đê La Giang có 8 cống dưới đê, trong đó có 4 cống tưới kết hợp tiêu và 4 cống trạm bơm qua đê. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh trực tiếp quản lý vận hành 7 cống, còn lại 1 cống tưới trạm bơm Đức Nhân do UBND huyện Đức Thọ quản lý vận hành. Trong ảnh: Cống Trung Lương ở phường Trung Lương được xây dựng mới năm 2000 với quy mô cống 1 cửa, hệ thống đóng mở được vận hành bằng tời điện 10 tấn.
Video: Vận hành cống Trung Lương. Tuyến đê La Giang bảo vệ an toàn cho 301.653 người dân, 48.401 ha đất canh tác và cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng thuộc địa bàn các huyện Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh, Can Lộc, Lộc Hà và Bắc Thạch Hà.
Năm 1978 xuất hiện lũ lớn nhất trên sông La kể từ khi hình thành đê La Giang. Mực nước lũ hoàn nguyên năm 1978 tại K2+00 là 8,10m. Lũ năm 1978 xảy ra tuy lớn song trong thời gian ngắn, lũ rút nhanh, thời tiết không phức tạp nên công tác hộ đê không gặp quá nhiều khó khăn.
Quy mô đê La Giang đã được đầu tư nâng cấp lớn hơn nhiều so với trước đây nhưng với tình hình thiên tai, lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường thì công tác hộ đê La Giang mùa lũ vẫn luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng đoàn công tác đi kiểm tra công tác PCTT&TKCN đê La Giang vào ngày 1/7.
Để đảm bảo an toàn cho đê La Giang, trước mùa mưa lũ hằng năm, công trình đã được các địa phương, đơn vị kiểm tra đánh giá thực trạng theo phân cấp quản lý và xây dựng phương án bảo vệ. Các đơn vị, địa phương cũng chuẩn bị vật tư như: đá hộc, đá dăm, cát, bao tải, rọ thép, vải lọc, bạt chắn sóng, phên tre, tre, bao tải... để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố.
Trên tuyến đê La Giang có cầu Hưng Đức vượt sông Lam nối tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh của tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Tính tới thời điểm hiện tại, Hưng Đức là cây cầu dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Dọc tuyến đê La Giang có nhiều khu dân cư, vậy nên, để tạo thuận lợi cho người dân lưu thông, ngành chức năng đã thiết kế, xây dựng nhiều điểm kết nối với đường địa phương. Tuyến đường hành lang chân đê La Giang hiện đã đổ bê tông, thảm nhựa được 16,12 km, góp phần cho người và phương tiện qua lại thuận tiện. Việc đổ bê tông, thảm nhựa đường hành lang chân đê còn giúp quá trình kiểm tra, rà soát, ứng phó dễ dàng hơn nếu đê La Giang xảy ra sự cố.
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, người trồng mai ở Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khoan thêm giếng để lấy nước tưới, tấp rơm vào gốc, bón thêm phân vi sinh... để chống hạn cho cây.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phân công cán bộ thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định diện tích cần phòng trừ, kỹ thuật phòng trừ.
Thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại trên lúa hè thu đầu vụ tại Hà Tĩnh.
Bà con nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tranh thủ điều tiết nước vào chân ruộng, tập trung chăm sóc, tỉa dặm để lúa hè thu phát triển tốt, kịp thời vụ.
Là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, sau những thành công bước đầu, những năm gần đây, phong trào làm vườn mẫu nhiều nơi ở Hà Tĩnh đang có sự chững lại.
Những mô hình được đầu tư bài bản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ con giống, nhiều hộ dân tại xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có thêm nguồn thu nhập cao nhờ phát triển mô hình nuôi chồn hương.
Nội dung giám sát công tác thu thập thông tin tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh gồm giám sát công tác tập huấn nghiệp vụ và công tác thu thập thông tin phiếu điều tra.
Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để “tiếp sức” cho ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, đảm bảo an toàn.
Việc sử dụng máy bay không người lái (drone) trong nông nghiệp tại Hà Tĩnh ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất cho bà con nông dân.
Những ngày gần đây, ốc bươu vàng sinh sôi nhanh, tấn công nhiều diện tích lúa hè thu ở Hà Tĩnh. Bà con nông dân đang tìm đủ mọi cách để diệt ốc, đảm bảo sự sinh trưởng của cây lúa.
Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Nhiều tháng nay, ngư dân ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) không mặn mà vươn khơi, bám biển vì sản lượng đánh bắt đạt thấp, không đủ chi phí, thậm chí thua lỗ.
Các địa phương của Hà Tĩnh đang đốc thúc tiến độ gieo cấy, hoàn thành kế hoạch sản xuất, trong đó ưu tiên sử dụng tối đa các giống ngắn ngày để đảm bảo lúa hè thu sinh trưởng trong khung thời gian an toàn, né tránh thiên tai.
Sau quá trình nghiên cứu tìm tòi, anh Nguyễn Tiến Dũng (Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã sản xuất thành công viên nang nhung hươu thảo mộc đầu tiên ở Hương Sơn, đạt OCOP 3 sao.
Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định công nhận huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đạt chuẩn NTM nâng cao và TX Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024.
Những ngày này, nông dân nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tất bật ra đồng khôi phục diện tích lúa hè thu bị ngập úng, hư hỏng do mưa lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ gieo cấy số diện tích còn lại.
Trước yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và khiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng giúp nông sản Hà Tĩnh khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh thị trường.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 đến nay và đang diễn biến phức tạp do tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch.
Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.