“Ngân hàng gà” tạo sinh kế cho gia đình chính sách, hộ nghèo Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Hội Chữ Thập đỏ huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã triển khai hiệu quả dự án “ngân hàng gà”, qua đó tiếp thêm nguồn sinh kế, giúp hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống.

“Ngân hàng gà” tạo sinh kế cho gia đình chính sách, hộ nghèo Nghi Xuân

Nhờ được Hội Chữ thập đỏ huyện hỗ trợ 40 con gà giống chị Nguyễn Thị Hòa (thôn Trung Lộc, xã Xuân Yên) đã có thu nhập để lo cho các con ăn học.

Gia đình ông Cao Xuân Nhã (thôn Trung Vân, xã Xuân Hải) thuộc diện chính sách. Ông Nhã là người may mắn sống sót trong số 32 người hy sinh trong một trận đánh ác liệt tại chiến trường Quảng Trị, với hạng thương tật đặc biệt.

Về quê, sức khoẻ hạn chế, cuộc sống khó khăn. Được sự quan tâm của Hội Chữ thập đỏ huyện, gia đình ông được nhận 40 con gà giống Dabaco, 1 chuồng, 1 bao thức ăn ban đầu và thuốc phòng dịch. Với bản tính chịu khó, siêng năng, ông Nhã cùng vợ vừa làm vườn, vừa chăn nuôi theo đúng quy trình nên đến nay đàn gà phát triển nhanh. Hơn 1 năm, gia đình đã xuất chuồng 3 lứa gà thịt, mỗi lứa khoảng 50 kg.

Gia đình ông Dương Tùng Mậu ở thôn Dương Phòng cũng là hộ nghèo, có nhân lực nhưng lại thiếu vốn sản xuất. Ông Mậu được nhận số gà giống, chuồng và thức ăn từ chương trình ngân hàng gà của Hội chữ thập đỏ huyện Nghi Xuân. Hiện đàn gà của ông có trên 60 con, trong đó có 30 con đạt trọng lượng 1,5 - 2,5 kg. Đây là lứa gà thứ 3 chuẩn bị xuất chuồng, theo giá thị trường gia đình ông có thể thu về từ 5 - 6 triệu đồng mỗi lứa.

“Ngân hàng gà” tạo sinh kế cho gia đình chính sách, hộ nghèo Nghi Xuân

Hội Chữ thập đỏ Nghi Xuân trao 1.200 con gà giống cho các hộ nghèo, hộ chính sách ở 3 xã Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Yên.

Tại xã Xuân Phổ, hoàn cảnh của gia đình bà Trần Thị Hoan ở thôn 2 hết sức khó khăn. Một mình bà phải vất vả chăm sóc người chồng thương binh nặng, nằm, ngồi một chỗ, nuôi mẹ già trên 80 tuổi và một đứa con ăn học.

Được hỗ trợ 40 con gà giống, chuồng và thức ăn từ Hội Chữ thập đỏ, chị đã chăn nuôi đàn gà phát triển và ngày càng sinh sôi thêm. Nhờ vậy cuộc sống gia đình phần nào giảm bớt khó khăn, chị cũng có điều kiện cho con trai học hành.

Hộ chị Lê Thị Thoan ở thôn 3, chị Trần Thị Mại ở thôn 1 là những hộ nghèo cũng được nhận số gà giống và chăn nuôi đúng kỹ thuật nên đã vươn lên thoát nghèo.

“Ngân hàng gà” tạo sinh kế cho gia đình chính sách, hộ nghèo Nghi Xuân

Hội Chữ thập đỏ huyện kiểm tra hiệu quả Ngân hàng gà ở Xuân Yêu

Bà Cao Thị Thu - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Nghi xuân cho biết: Tháng 5 năm 2018, dự án được triển khai thí điểm tại 3 xã gồm Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Yên; mỗi xã chọn 10 hộ nghèo, hộ chính sách khó khăn được nhận 40 con gà giống Dabaco (30 ngày tuổi), 1 chuồng nuôi, 1 bao thức ăn và thuốc phòng dịch với tổng nguồn vốn ban đầu trên 80 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình còn được tập huấn về kỹ thuật nuôi và phát triển đàn gà. Theo chu trình đúng 2 năm, khi các hộ chăn nuôi gà có thu nhập thì tiếp tục nhân giống và chuyển lại số gà giống 40 con cho các hộ khác. Với cách làm như vậy, đến nay đã có 1.200 con gà giống phát triển, sinh nở thêm nhiều lứa gà giống và xuất bán gà thịt với tổng thu nhập 15- 17 triệu mỗi hộ.

Dự án “Ngân hàng gà” của Hội Chữ Thập đỏ huyện Nghi Xuân đã mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó tiếp thêm nguồn sinh kế, động lực cho người nghèo và gia đình chính sách, giúp họ có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.