Ngư dân Lộc Hà hối hả bám biển vươn khơi sau mưa bão

(Baohatinh.vn) - Khi biển đã bình yên trở lại cũng là lúc hàng trăm ngư dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) hối hả bám biển vươn khơi, dong thuyền cưỡi sóng, tiếp tục duy trì nhịp điệu sản xuất. 

Ngư dân Lộc Hà hối hả bám biển vươn khơi sau mưa bão

Đội tàu cá của ngư dân thôn Hồng Thịnh, Nam Sơn và Yên Điềm (xã Thịnh Lộc) hối hả ra khơi sau mưa bão

Với đội tàu 120 chiếc, chuyên đánh bắt ở vùng lộng, ngay khi trời hửng nắng ngư dân xã Thịnh Lộc (Lộc Hà) đã gấp rút ra khơi.

Anh Võ Hồng Tý ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc cho biết: “Sau những ngày mưa lớn có nhiều phù du từ đất liền trôi ra, vùng biển gần bờ thu hút tôm cá vào kiếm ăn nên ngư dân đánh bắt được khá nhiều. Sau khi trừ chi phí, mỗi chuyến chúng tôi có thể thu được khoản tiền công từ 350 – 400 nghìn đồng/người”.

Ngư dân Lộc Hà hối hả bám biển vươn khơi sau mưa bão

Ngư dân Thịnh Lộc tranh thủ tháo lưới sau mỗi chuyến biển trở về.

Tại Cảng cá Cửa Sót, 2 ngày nay cũng đã nhộn nhịp trở lại. Ở khu vực cửa biển, những con thuyền đánh cá ngược xuôi suốt ngày đêm. Từ sáng sớm, thuyền đánh bắt gần bờ đã cập cảng mang về đầy cá tôm, ngư dân phải làm việc luôn tay để đưa hải sản lên bờ. Bên cạnh đó, những con thuyền công suất lớn đi biển dài ngày cũng đang gấp rút chuẩn bị hoặc đang hối hả khởi hành.

Trên bến cảng, không khí làm việc sôi động, nhộn nhịp cũng đang diễn ra với hàng trăm tiểu thương thu mua hải sản và tiếp tế hậu cần phục vụ sản xuất.

Ngư dân Lộc Hà hối hả bám biển vươn khơi sau mưa bão

Đội tàu khai thác hải sản của xã Thạch Kim hối hả lên đường duy trì nhịp điệu sản xuất.

Anh Phan Văn Phú – cán bộ Ban Quản lý Các cảng cá Hà Tĩnh thông tin: “Hiện nay, tất cả các tàu thuyền vào tránh trú mưa bão đều đã xuất bến. Đội tàu đánh bắt ở vùng gần bờ (đi biển 1 - 2 ngày/chuyến) đã có sản phẩm mang về đất liền trong 2 ngày qua. Riêng ngày hôm nay (6/10), có khoảng 50 thuyền cá lớn nhỏ cập bờ, mang về lượng hải sản khoảng vài chục tấn, nhiều nhất là ghẹ, các loại cá, tôm tít, ốc...”.

Ngư dân Lộc Hà hối hả bám biển vươn khơi sau mưa bão

Ngư dân thị trấn Lộc Hà tranh thủ phân loại hải sản.

Hòa chung trong không khí lao động sản xuất, đội tàu đánh bắt xa bờ cũng đã sẵn sàng lên đường chinh phục biển khơi.

Ngư dân Ngô Văn Việt ở thôn Sơn Bằng, xã Thạch Kim cho hay: “Do mưa bão nên vừa rồi tàu của chúng tôi phải nằm bờ gần 1 tuần, nay nắng ấm trở lại thì phải gấp rút ra khơi. Dự kiến chuyến biển này chúng tôi sẽ đi khoảng 7 ngày, trên tàu có 6 bạn nghề, đánh bắt ở vùng các biển cách bờ khoảng 45 hải lý... Tất cả đều đang hi vọng sẽ có một chuyến biển an toàn, thắng lợi”.

Ngư dân Lộc Hà hối hả bám biển vươn khơi sau mưa bão

Cảng cá Cửa Sót nhộn nhịp mỗi sớm mai thuyền về.

Sau những ngày mưa bão, nguồn thực phẩm tươi sống, chất lượng ở cả trong và ngoài địa bàn huyện Lộc Hà dần khan hiếm nên nguồn hải sản mới đánh bắt về đã được thị trường nhanh chóng tiêu thụ với mức giá nhỉnh hơn thường ngày từ 5- 10% tùy loại.

Chị Trần Thu Hà - tiểu thương buôn bán hải sản tại Cảng cá Cửa Sót, cho biết: “Mấy ngày nay hàng rất dễ bán nên chúng tôi hoạt động tích cực hơn. Hiện nay, giá cá nhồng 180 ngàn đồng/kg, cá thu nổ khoảng 170 ngàn đồng/kg, cá bơn 110 ngàn đồng/kg, cá mu 30 nghìn đồng/kg, cá mỏ neo 25 ngàn đồng/ kg, tôm he 420 ngàn đồng/kg, ghẹ 120 - 150 ngàn đồng/kg..."

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.