Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

(Baohatinh.vn) - Mưa kéo dài khiến vụ trồng chè ở các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chậm gần 1 tháng so với lịch thời vụ. Hiện nay, đất đã lên luống, cây giống đã sẵn sàng, người dân nóng lòng chờ thời tiết nắng ráo để xuống giống vụ mới.

Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

Chị Nguyễn Thị Thu Hường vun sửa lại diện tích đất trồng chè bị mưa san lấp

Tháng 10 hằng năm là thời điểm xuống giống chè vụ mới ở huyện Kỳ Anh. Tuy nhiên năm nay mưa kéo dài từ cuối tháng 9 đến tận đầu tháng 11, trong đó có những đợt mưa rất lớn nên thời vụ bị chậm, khiến người trồng chè rất nóng ruột.

Tại “vựa chè” Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh), có hơn 10 ha đất đã được chuẩn bị sẵn sàng để trồng vụ mới. Bí thư Chi bộ thôn Đất Đỏ, xã Kỳ Trung Nguyễn Thị Thu Hường cho biết: “Năm nay, gia đình trồng mới 3 sào chè để thay thế diện tích cũ. 2 đợt mưa lớn cuối tháng 10 đã làm hư hỏng nhiều diện tích, gia đình đang tiến hành chỉnh sửa lại mặt bằng”.

Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

Với tình trạng đất trồng bị san lấp như thế này, người dân phải cày xới lại thì mới xuống giống được

Cũng theo chị Hường: thôn Đất Đỏ đăng ký trồng mới 2,2 ha, nhưng đến thời điểm này, bà con triển khai làm đất vượt kế hoạch với hơn 3 ha, đã chuẩn bị sẵn sàng cho vụ mới. Tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi nên hiện nay tất cả đang phải... “chờ trời”!

Trước mắt, dẫu đất đai chưa khô nhưng bà con cũng đã ra đồng thu dọn, làm lại mặt bằng để chờ đất bớt độ nín là cải tạo lại lần nữa để ươm trồng vụ mới.

Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

Hơn 10 ha đất trồng chè của xã Kỳ Trung được người dân bỏ nhiều công sức chuẩn bị cho vụ mới, nhưng mưa lũ đã làm nén chặt.

Anh Nguyễn Tiến Thái - một người dân thôn Đất Đỏ cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, chè trồng mới đã bén rễ, khi trời chuyển sang hanh khô thì cây đã cứng cáp để bắt đầu chống chịu thời tiết lạnh giá. Còn bây giờ, chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian bằng cách thu dọn, chuẩn bị lại mặt bằng và tập trung nhân lực, chờ cho đến khi thời tiết thuận lợi mới khẩn trương xuống giống”.

Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

Lãnh đạo xã Kỳ Thượng kiểm tra cây giống được người dân đưa về chuẩn bị cho vụ trồng mới.

Tại xã Kỳ Thượng, do thời tiết không thuận lợi nên diện tích xuống giống năm nay khó đạt kế hoạch. Toàn xã có 4 ha đất đã chuẩn bị mặt bằng để trồng chè vụ mới.

Ông Lê Văn Nhu - thôn Phúc Độ cho biết: “Năm nay gia đình mạnh dạn đầu tư trồng mới gần 1 mẫu chè. Đất đã lên luống, bón phân, giống đã mang về hơn 2 vạn cây, tuy nhiên mưa nhiều nên không thực hiện được theo kế hoạch. Sáng nay (6/11), tôi thuê người ra làm lại đất nhưng mưa chưa ngớt nên lại phải chờ thêm thời gian nữa...”.

Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

Kiểm tra, phòng trừ các loại bệnh trên cây giống ở vườn ươm của Xí nghiệp Chè 12/9

Ông Nguyễn Đức Thiện - Phó Giám đốc Xí nghiệp Chè 12/9 (đóng tại xã Kỳ Trung) cho biết: “Thời tiết chưa thuận lợi nên hơn 70 vạn giống dự kiến cung ứng cho 6 xã vùng thượng Kỳ Anh và một số xã ở Hương Khê, Hương Sơn hiện vẫn chưa xuất khỏi vườn ươm”.

Cũng theo ông Thiện, với diễn biến thời tiết không thuận lợi như năm nay, việc xuống giống muộn sẽ ảnh hưởng tới khả năng chống chịu của cây chè, vì vậy càng đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật trồng để hạn chế thiệt hại.

Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

Lãnh đạo xã Kỳ Trung thường xuyên kiểm tra, động viên người trồng chè sau 1 năm liên tục đối diện với khó khăn về thời tiết.

Phó Chủ tịch HĐND xã Kỳ Trung Nguyễn Thế Mạnh cho biết: “Xã đang chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn theo dõi thời tiết và kiểm tra thực địa để cùng cán bộ Xí nghiệp Chè 12/9 hướng dẫn, hỗ trợ người dân tối đa trong quá trình trồng cũng như chăm sóc nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai”.

Tổng diện tích chè huyện Kỳ Anh hiện đạt 497 ha, trong đó, 280 ha chè kinh doanh được sản xuất theo quy trình VietGAP; sản lượng chè búp tươi đạt 2.800 tấn/năm. Hiện huyện Kỳ Anh đang phấn đấu mỗi năm trồng mới khoảng 50 ha.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.