Nông nghiệp Hà Tĩnh với cuộc cách mạng lịch sử

(Baohatinh.vn) - 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã làm nên cuộc cách mạng mang tính lịch sử. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát triển mạnh mẽ chưa từng có, trở thành trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế trong thời kỳ CNH-HĐH...

Nông nghiệp Hà Tĩnh với cuộc cách mạng lịch sử

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại

Dốc lực cho “tam nông”

Sau khi Nghị quyết 26 ra đời, Hà Tĩnh đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết 08-NQ/TU theo tình hình thực tế địa phương, đồng thời nhằm chủ động, quyết liệt và bài bản trong công tác thực hiện. Đó thực sự là hiệu lệnh cho cuộc cách mạng nông nghiệp mang tính bản lề của một tỉnh có điểm xuất phát thấp như Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Nghị quyết 26 là “cơ hội vàng” của cả ngành nông nghiệp. Động lực từ việc ban hành đồng bộ đề án, quy hoạch và các cơ chế, chính sách làm rõ định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực vừa đảm bảo an sinh, vừa tạo đột phá theo nền sản xuất nông nghiệp hiện đại”.

Nông nghiệp Hà Tĩnh với cuộc cách mạng lịch sử

Nhờ chính sách ưu tiên, cây cam được đầu tư phát triển theo hướng thâm canh, giá trị kinh tế cao

Nguồn lực đầu tư cho cuộc cách mạng tái cấu trúc nền nông nghiệp lên đến gần 3.000 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay, huy động tổng lực từ ngân sách nhà nước đến xã hội hóa cộng đồng dân cư, doanh nghiệp.

Tín dụng “tam nông” được kích hoạt ở tất cả các ngân hàng thương mại, trở thành “chất xúc tác” tạo động lực cho người nông dân đầu tư sản xuất theo hướng tập trung cao. Những tỷ phú nông dân không còn nằm trong mơ ước.

Ông Đinh Văn Oánh (xã Hương Đô, Hương Khê) bắt đầu lập nghiệp bằng nghề trồng cam ở đất Khe Mây từ năm 1992. Hiện gia đình có 20 ha với 1.000 gốc cam cho thu hoạch. Được tiếp sức từ các nguồn chính sách, ông có thêm cơ hội đầu tư cho tiến bộ KHKT, xây dựng vườn cam trên quy mô lớn, hàng hóa cao. Đến nay, vườn cam của gia đình đã có chỉ dẫn địa lý và đạt doanh thu 5 tỷ đồng vào năm 2017.

Nông nghiệp Hà Tĩnh với cuộc cách mạng lịch sử

Cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực, tăng trưởng giá trị gia tăng

Chăn nuôi lợn là một trong những lĩnh vực được “dốc lực” lớn nhất từ chính sách. Trong vòng mấy năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trang trại, công nghiệp từ 10% (năm 2008) đạt gần 36% vào cuối 2017. Mục tiêu cao nhất, chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, phân tán sang quy mô lớn gắn với hình thức tổ chức sản xuất theo HTX, tổ hợp tác. Chăn nuôi lợn cũng chính là sản phẩm chủ lực đầu tiên xây dựng được chuỗi liên kết khép kín, tạo dòng sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao.

Hành trình tái cơ cấu nông nghiệp

Hà Tĩnh đặt mục tiêu tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, gắn với tái cơ cấu lại nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nông nghiệp Hà Tĩnh với cuộc cách mạng lịch sử

Những mùa vàng nối tiếp

Nhìn lại chặng đường đã đi, tăng trưởng ngành nông nghiệp dẫu đã có lúc “chạm đỉnh”, song cũng có thể “tuột dốc” ở mức chỉ số âm (2017) khi chịu tác động từ môi trường ngoài. Liên kết sản xuất liên tục bị phá vỡ và kịch bản lặp đi lặp lại chuyện doanh nghiệp bội tín, nông dân “ôm nợ”. Nông sản bị làm giá, thiếu chỗ đứng trên thị trường…

Trong một phát biểu mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã khẳng định: Tái cơ cấu nông nghiệp đang tăng trưởng chủ yếu chiều rộng, chưa thực sự đi vào chiều sâu về chất lượng, tăng giá trị gia tăng một cách bền vững. Sản xuất đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về thị trường, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; môi trường sản xuất; tích tụ sản xuất tập trung… Tất cả điều đó cần phải có cả hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, mang tính vĩ mô từ Chính phủ”.

Nông nghiệp Hà Tĩnh với cuộc cách mạng lịch sử

Hạ tầng nông thôn được cải thiện theo hướng hiện đại

Điều quan trọng, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, cả hệ thống chính trị phải xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân là cuộc cách mạng không ngừng nghỉ. Lấy trục xoay từ xây dựng NTM, sản xuất đẩy mạnh liên doanh, liên kết theo hướng hàng hóa, đầu tư công nghệ hiện đại cho bảo quản, chế biến, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động…

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân trong giai đoạn 2008- 2018 đạt 3,52%/năm, gấp nhiều lần so với năm 2008. Đặc biệt, năm 2014, chỉ số này đã xác lập kỷ lục với 7,1%. GDP đầu người đạt gần 40 triệu đồng/năm, thu nhập khu vực nông thôn tăng nhanh, gấp 2,5 lần so với thời điểm bắt đầu thực hiện nghị quyết.

Chủ đề ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.