(Baohatinh.vn) - Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Xuân Hồng, đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao ở một số địa bàn lân cận.
Đàn lợn 14 con của bà Nguyễn Thị Thuấn được đưa đi tiêu hủy.
Ngày 1/9, nhận được tin báo đàn lợn của gia đình ông Trần Văn Lĩnh (10 con) và gia đình bà Nguyễn Thị Thuấn (14 con) đều ở thôn 6, xã Xuân Hồng có biểu hiện sốt, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân đã lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 3 (TP Vinh, Nghệ An) cho thấy, các mẫu bệnh phẩm đều dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Lực lượng chức năng đã tổ chức tiêu huỷ 24 con lợn bị nhiễm bệnh với tổng trọng lượng 1.464 kg và hướng dẫn người chăn nuôi tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ, chất thải theo quy định.
Lực lượng chức năng phun thuốc khử trùng các phương tiện ra, vào tại thôn 6 xã Xuân Hồng.
Ngày 5/9, UBND huyện Nghi Xuân ra Quyết định số 1684/QĐ-UBND về việc công bố dịch bệnh DTLCP trên địa bàn xã Xuân Hồng; đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao gồm thị trấn Xuân An và các xã: Xuân Lam, Xuân Viên.
Huyện Nghi Xuân yêu cầu các địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành chức năng.
Đặc biệt, xã Xuân Hồng triển khai kịp thời các biện pháp bao vây ổ dịch như: lập sào chắn, gắn biển thông báo khu vực có dịch... nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Như vậy, sau gần 2 tháng kiểm soát tốt DTLCP, đến nay, dịch bệnh nguy hiểm này tái xuất hiện trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Ông Nguyễn Đình Phúc ở TDP Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) là người khởi xướng và truyền cảm hứng đổi mới sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn.
Nhờ kỹ thuật chăm sóc bài bản, áp dụng khoa học công nghệ, hơn 70.000 gốc lan hồ điệp của Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh (xã Thạch Khê, Thạch Hà) sẵn sàng phục vụ thị trường tết.
Ít dịch bệnh, lợi nhuận cao là những ưu điểm mà mô hình nuôi cá vược trong lồng bè ở khu vực cửa sông Nhượng mang về cho bà con thôn Vĩnh Phúc, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.
Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Để đảm bảo sản xuất vụ xuân 2025 thắng lợi, các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung ra quân làm thủy lợi nội đồng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong thời gian sớm nhất.
Trước tình hình thời tiết có những thay đổi, nhiệt độ giảm, cơ quan chuyên môn ngành NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Việc nhân rộng mô hình nuôi kiến vàng trên cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Thời điểm này, nhiều vùng trồng củ cải trên địa bàn Hà Tĩnh đang bước vào vụ thu hoạch chính, người dân tích cực bám đồng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Vừa tiên phong đi đầu, ông Nguyễn Xuân Bính - Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn tích cực hỗ trợ hội viên gây dựng mô hình kinh tế.
Mô hình chăn nuôi gà sạch theo VietGAHP của Tổ hợp tác chăn nuôi gà Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa tạo ra sản phẩm an toàn, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Việc nhân rộng mô hình kinh tế giúp người dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, tạo “động lực” giúp địa phương sớm về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vào vụ thu hoạch. Dù năm nay sản lượng cam thấp hơn so với các năm trước nhưng giá bán cam Khe Mây đang cao, doanh thu lớn cho người trồng.
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Thanh Đồng (thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình trồng cây cam bù giúp gia đình phát triển kinh tế bền vững.
Năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 2,5%/năm; sản lượng lương thực đạt trên 65 vạn tấn; gieo cấy 59.097 ha lúa xuân...
Với việc tích cực triển khai chính sách trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên bằng các giống cây bản địa, hơn 4.300 ha rừng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang phát triển tốt.
Vụ đông 2024, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sản xuất thử nghiệm 100 ha sắn cao sản. Đây là mô hình liên kết của địa phương với Công ty CP Nông thủy sản Nghệ An nhằm cung cấp nguyên liệu bền vững cho công ty.
Ông Trịnh Viết Thắng (SN 1978, quê Hà Nội) là người đã đưa cây húng quế về trồng tại xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.